1.4.3.1. Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong Mặt trận
Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên không chỉ là phương thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của Mặt trận. Phương thức này được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở, trên các lĩnh vực hoạt động của Mặt trận về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh, quốc phòng, đối ngoại nhân dân và chăm lo cải thiện và bảo vệ những lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Nội dung phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên ở cơ sở cụ thể như sau:
* Phối hợp trong tổ chức và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động
- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với mục đích không ngừng củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn mính và giảm nghèo bền vững với 5 nội dung trọng tâm là:
+ Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.
+ Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm lo sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái.
+ Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
+ Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Mỗi nội dung của cuộc vận động đều có những việc làm, những hoạt động cụ thể. MTTQ các cấp cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hiệp thương, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện cuộc vận động phù hợp với khu vực nông thôn, khu vực đô thị, với từng địa bàn dân cư; gắn việc thực hiện cuộc vận động này với những phong trào thi đua yêu nước do Trung ương và các địa phương phát động.
- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
+ Cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng hóa Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của mình, MTTQ các cấp triển khai cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện cuộc vận động, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Tổ chức Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc vào ngày 18 – 11 hằng năm.
+ Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức tập trung ở khu dân cư vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11), nhằm tuyên truyền giáo dục về truyền thống cách mạng vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, về vai trò, vị trí của MTTQVN trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các cuộc vận động khác.
+ Thành phần tham dự gồm đại diện các hộ gia đình, lãnh đạo Đảng, chính quyền, MT, các đoàn thể, các vị chức sắc tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức đang làm việc, sinh sống ở khu dân cư. Chương trình ngày hội tùy khả năng và sáng tạo của mỗi khu dân cư gồm hai phần: phần lễ với nội dung chủ yếu là ôn lại lịch sử truyền thống của MTTQVN, báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các cuộc vận động khác, khen thưởng, đăng ký thi đua; phần hội là các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống của địa phương.
* Trong công tác xây dựng củng cố chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở
- Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước.Tập trung triển khai Tổ chức thực hiện 2 Nghị quyết liên tịch là:
+ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT- CP -UBMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQVN hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, Điều 22, điều 26, pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội trong đó quy định "2 năm 1 lần trong mỗi nhiệm kỳ của HĐND cấp xã, Ban thường trực Uỷ Ban MTTQVN cùng cấp tổ chức, lấy tín nhiệm đối với chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban cấp xã"
+Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT- CP - UBMTTQVN ngày 21/04/2006 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQVN ban hành "Quy chế MTTQVN giám sát cán bộ, công chức ở khu dân cư".
- Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương:
+ Chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để chuyển đến cơ quan NN có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
+Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương.
+Giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cơ quan, nhà nước có thẩm quyền.
1.4.3.2. Phối hợp với chính quyền
- Căn cứ pháp lý: Sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền đã được quy định: Trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013); trong các Nghị quyết của Đảng; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trong các đạo luật và văn bản pháp quy của Nhà nước.
- Nội dung phối hợp gồm các lĩnh vực sau: + Xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền; + Tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách;
+ Chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; + Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Đây là nhu cầu thiết thân của Mặt trận và của cả chính quyền vì:
- NN quản lý xã hội bằng pháp luật (pháp luật chỉ điều tiết những quan hệ chính yếu nhất cơ bản nhất đó là xử theo luật, điều khoản - vd: Phạm tội ăn cắp thì bị chịu theo luật hình sự đi tù bao nhiêu năm, vấn đề ly hôn, ăn cắp, giết người, bạo lực gđ...)
- MTTQ tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dân phát huy cái đẹp, xóa bỏ cái xấu, cái lạc hậu, hỗ trợ pháp luật điều tiết hành vi xã hội như: đạo đức, phong tục tập quán, quy định, quy ước của tập thể, cộng đồng mà pháp luật khó có thể áp dụng được.
Vd: Người theo đạo vợ chồng không ly hôn, không được nạo phá thai, mang thai theo sự chỉ dẫn của chúa, đám ma, đám cưới của dân tộc ít người, phong trào xây dựng nông thôn nới về đất đai, “tục thách cưới cao, tục nối dòng loạn luân, tục lệ khi vợ chết chồng phải về ở với bố mẹ đẻ.hay anh em ruột để lại những đứa trẻ không có người nuôi dưỡng, sinh con không kết hôn.- Tây Nguyên.”...
Trên lĩnh vực này, Mặt trận có ưu thế hơn là quản lý bằng luật
- MT phối hợp với chính quyền trong giải quyết những vấn đề chung, những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp, của mọi công dân mà MT là người đại diện chung (như xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền; tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách; chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thực hiện các chương trình KT-XH, các nhiệm vụ an ninh - quốc phòng…)
Để việc phối hợp đạt hiệu quả thiết thực cần:
+ Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Mặt trận với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân;
+ Tổ chức các cuộc họp liên tịch giữa Mặt trận với chính quyền để bàn bạc, quyết định chương trình nội dung và hình thức;
+ Có biện pháp thực hiện các nhiệm vụ công tác của địa phương trong từng thời gian, giúp đỡ các đại biểu dân cử giữ mối liên hệ thường xuyên với nhân dân.
+ Ban thường trực MTTQ cấp xã cần khắc phục tình trạng tự ti, ỷ lại, chủ động đề xuất với chính quyền những việc cần phối hợp, xây dựng kế hoạch cần phối hợp và yêu cầu chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau thực hiện đạt hiệu quả thiết thực.
Như vậy: Mặt trận phối hợp với chính quyền là biện pháp quan trọng trong việc kết hợp chức năng quản lý nhà nước với phong trào hành động yêu nước của quần
chúng, phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của toàn dân, làm cho kỷ cương phép nước và lòng dân gặp nhau, tạo nên sức mạnh của bản thân Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
1.4.3.3. Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhân dân thông qua Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư
Ban thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã hướng dẫn ban công tác MT ở khu dân cư tổ chức, thực hiện các hoạt động quản lý của nhân dân theo những nội dung sau:
- Một là,phối hợp với trưởng thôn triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, làng, ấp, bản 6 tháng hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ gia đình.
- Hai là, thảo luận và quy địnhcác công việc của khu dân cư về xây dựng cơ sở
hạ tầng, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề VH-XH, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
- Ba là, bàn biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND xã, các quyết định của
UBND xã thực hiện nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ cấp trên giao và các quy định của khu dân cư.
- Bốn là, thảo luận góp ý kiến vào các báo cáo kết quả công tác phê và tự phê,
kiểm điểm của trưởng thôn, của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Năm là, tổ chức hướng dẫn nhân dân bầu, miễn nhiệm trưởng thôn.Thực hiện
theo: Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chú ý: Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BNV- UBTWMTTQVN ngày 12/5/2005
- Sáu là, phối hợp với trưởng thôn đề cử thành viên Ban thanh tra nhân dân,
thành lập và hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản ở khu dân cư như: Ban hoà giải, ban an ninh, bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết, các tổ chức này đều do dân bầu.
-Bảy là,tham gia vào việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
1.4.3.4. Vận động các cá nhân tiêu biểu
- Về đối tượng vận động:
+ Vận động các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các công thương gia, những người cao tuổi, thân nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài…( vụ giáo dân nghệ An, Thái Hà....kỹ sư Trần Đại Nghĩa với mức lương 20 lượng vàng/ tháng, có vợ con ở pháp nhưng ông vẫn về nước chế tạo máy bay phục vụ cho đất nước trong cuộc chiến tranh).
+ Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn cần chủ trì việc phối hợp giữa các tổ chức thành viên và chính quyền cùng cấp trong công tác tuyên truyền, vận động các thành phần xã hội nói trên với những hình thức và biện pháp thích hợp như:
- Về hình thức và biện pháp vận động:
+ Hình thức vận động, tiếp xúc cá nhân, hội thảo, tọa đàm, trao đổi ý kiến, vừa vận động thuyết phục, vừa quan tâm yêu cầu chính đáng của những cá nhân tiêu biểu.
+ Biện pháp vận động trong tiếp xúc phải tỏ thái độ đúng mực; Tôn trọng và lắng nghe; Ghi nhận những đề xuất, kiến nghị; Động viên những người tiêu biểu thực hiện các nhiệm vụ công tác Mặt trận. Cần chú ý động viên và phát huy vai trò, tác dụng tích cực của những cá nhân có uy tín ở địa phương cơ sở.
2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MTTQ VÀ VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀNKẾT DÂN TỘC Ở CƠ SỞ