c) Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng dự án của nông hộ trên địa bàn
3.3.1 Phân tích nguồn vốn con ngườ
a) Những nhân tố thuận lợi
* Lực lượng lao động tương đối đông: các hộ có từ 2 – 4 lao động. Bình quân có khoảng 2,2 lao động/ hộ;
* Lao động trẻ là yếu tố thuận lợi cho việc đào tạo văn hoá và chuyên môn và nâng cao thu nhập cho nông hộ: tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 22 đến dưới 60 tuổi (bảng 3.1).
* Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức trong nước và quốc tế là yếu tố thuận lợi hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn lực: Sự công khai trong việc chọn đối tượng tham gia tập huấn, nâng cao trình độ của dự án.
b) Những nhân tố cản trở
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát triển, sản xuất thuần nông là chủ yếu là nguyên nhân cản trở việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp: Phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp (bảng 3.1).
* Trình độ văn hoá và chuyên môn hạn chế của người lao động là một yếu tố cản trở: trình độ từ trung học phổ thông trở xuống chiếm đa số là cản trở rất lớn. Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ mù chữ còn rất cao (chiếm 15,5%), trình độ trên PTTH hầu như không có (chỉ chiếm 0,5%).
* Việc đến trường của trẻ em gặp nhiều khó khăn: gia đình cần lao động, không quan tâm tới việc học, sinh nhiều con, không đủ kinh phí, chất lượng giáo viên thấp, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hạn chế,...dẫn đến bỏ học… Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ người trong tuổi đi học được đến trường tương đối cao, nhưng vẫn chỉ đạt khoảng 78%.
Bảng 3.8. Tình trạng đến trường của các thành viên trong tuổi đi học của nông hộ
STT Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
1 Số người trong tuổi đi
học/hộ 1,04 0 3
2 Số người trong tuổi đi
học được đến trường 0,81 0 3
(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013)
* Những trở ngại đối với hoạt động khám chữa bệnh: Nhìn chung hoạt động y tế đã có nhiều biến chuyển so với trước đây, bằng chứng là có đến ½ nông hộ trả lời không có khó khăn gì trong việc khám chữa bênh. Tuy nhiên, có 2 yếu tố cản trở việc nông hộ tiếp cận dịch vụ y tế là khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế tương đối xa và không đủ tiền khám chữa bệnh (bảng 3.9).
Bảng 3.9. Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ
STT Loại khó khăn Tần số Tỷ trọng (%)
1 Không có khó khăn gì 51 50,5
2 Khoảng cách đến cơ sở y tế xa 25 24,8
3 Không đủ tiền khám chữa bệnh 29 28,7
4 Chưa có đường nông thôn đi lại 2 2,0
5 Bệnh viên chưa đủ cơ sở vật chất 1 1,0
6 Khác 3 3,0
(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013)
3.3.2.Phân tích nguồn vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong nghiên cứu này xem xét các cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ trong nghiên cứu này khá phong phú bao gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục sinh hoạt của hộ.
a) Những nhân tố thuận lợi
* Sự quan tâm của nhà nước và hỗ trợ của các chương trình, dự án trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận dễ dàng hơn: cải thiện được hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, nhà văn hoá thôn, xã, các các loại thiết bị giáo dục và y tế đã được bổ sung…
* Người dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng: nông hộ đều mong muốn cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
* Người nghèo được nhiều dự án quan tâm hỗ trợ: chương trình, dự án đều tập trung vào hỗ trợ nguồn lực cho các hộ nghèo.
* Người dân có ý thức cao trong việc phát triển sản xuất: hộ nông dân có ý thức trong việc phát triển sản xuất.
* Sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn cơ sở hạ tầng: Tất cả các loại hộ đều được sử dụng các công trình công cộng như điện, nước, nhà văn hoá xã… và không có sự phân biệt nào. Việc tiếp cận tín dụng dự án cũng được xét duyệt công bằng (bảng 3.5).
b) Những nhân tố cản trở
* Cơ sở hạ tầng khó khăn là cản trở lớn nhất của người dân: điện, nước, nhà văn hóa, phương tiện truyền thông, hệ thống trường học, trạm xá, chợ nông thôn,...còn thiếu thốn.
* Về phát triển nông nghiệp: Hệ thống tưới, tiêu chưa đảm bảo, việc sử dụng máy móc nông nghiệp chưa phổ biến.
* Về phát triển công nghiệp, dịch vụ: Như đã phân tích ở trên, chủ yếu ngành nghề của nông hộ là nông nghiệp nên việc phát triển công nghiệp, dịch vụ còn gặp rất nhiều khó khăn.
3.3.3.Phân tích nguồn vốn tài chính
a) Những nhân tố thuận lợi
- Thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian làm thủ tục vay vốn ngắn (bảng 3.5) - Điều kiện vay vốn đơn giản (bảng 3.5)
b) Những nhân tố cản trở
Hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng (bảng 3.5).
3.3.4.Phân tích nguồn vốn xã hội
Trong nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội được xem xét trên các khía cạnh như: quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các luật tục và thiết chế cộng đồng, vai trò của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham của người dân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống.
a) Những nhân tố thuận lợi
- Trưởng ấp và cán bộ địa phương có vai trò tích cực trong việc truyền tải thông tin đến người dân.
- Mạng lưới quan hệ gia đình, dòng họ của người dân địa phương khá mạnh. - Quan hệ xóm làng của người dân trong cộng đồng khá khăng khít, giữ được tình làng nghĩa xóm.
b) Những nhân tố cản trở
- Người dân vẫn còn bị ép giá do thiếu thông tin thị trường.
- Một số hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội hoạt động chồng chéo kém hiệu quả và khiến người dân lúng túng khi cần được cung cấp thông tin.
3.3.5.Phân tích nguồn vốn tự nhiên
a) Những nhân tố thuận lợi
Sóc Trăng nói riêng, ĐBSCL nói chung có địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ. Nguồn nước được lấy từ sông Mê Kông với lượng phù sa màu mỡ. Khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt là phát triển trồng lúa và cây lương thực.
b) Những nhân tố cản trở
- Vị trí địa lý sinh sống của nhiều nông hộ tham gia dự án nằm cách xa đường giao thông, khu đô thị, thành phố;
- Khí hậu, thời tiết giữa các năm, các mùa trong năm đôi khi không ổn định. - Hàng năm, đất đai bị ngập kéo dài từ 3 – 4 tháng tạo nên hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư;
- Nguồn nước mặt ở ĐBSCL ngày càng bị ô nhiễm, nước mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ.