Các để xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 1:TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠITHẾ HỆ MỚI ĐẾN VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, VIỆCLÀM Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

4. Các đề xuất chính sách

4.3. Các để xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm

Với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Việt Nam có thêm cơ hội tham gia ngày càng nhiều hơn vào chuỗi giá trị và mạng phân phối toàn cầu, vào phân công lao động quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi, vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức. Từ kết quả đánh giá tác động và kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro khi tham gia các FTA thế hệ mới, Việt Nam cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:

a. Hoàn thiện thể chế về lao động, việc làm theo các tiêu chuẩn lao động quốc tế và lộ trình cam kết trong CPTPP và EVFTA, bao gồm: sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012,

Luật Công đoàn và các quy định khác có liên quan, đặc biệt là các nội dung về quyền tự do liên kết và quyền thỏa ước.

b. Hoàn thiện các thiết chế quan hệ lao động, đặc biệt là thiết chế hòa giải và trọng tài theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo cho quan hệ lao động diễn ra hài hòa, các tranh chấp lao động được xử lý kịp thời và theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

c. Tăng cường năng lực đại diện, năng lực đối thoại xã hội, thương lượng, tham vấn thỏa thuận và giải quyết tranh chấp lao động cho cả người sử dụng lao động và người lao động và các tổ chức đại diện của họ; xây dựng cơ chế xác định tổ chức đại diện lớn nhất của người lao động trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; tạo điều kiện và thúc đẩy các tổ chức của người lao động phát huy hiệu quả thực sự trong vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

d. Hoàn thiện chính sách tiền lương theo hướng tăng cường thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường. Phát triển các hoạt động tư vấn, công bố thông tin thị trường lao động; cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới các giải pháp duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động.

đ. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đội ngũ lao động lành nghề; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo lao động với xu hướng đầu tư và đổi mới công nghệ.

e. Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động thông thoáng, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của nhà nước. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đảm bảo chủ động khai thác triệt để các cơ hội của chuỗi giá trị toàn cầu góp phần nâng cao năng suất lao động.

g. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, việc làm; tăng cường quản lý lao động, gắn kết, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

h. Đối với người sử dụng lao động, cần chủ động tăng cường nhận thức về các FTA thế hệ mới, tăng cường phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, với các cơ quan của Chính phủ để nắm bắt thông tin kịp thời, đặc biệt là về chính sách, quy định luật pháp, tận dụng các chương trình hỗ trợ của chính phủ; tuân thủ luật pháp lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế; chủ động xây dựng chiến lược về nâng cao chất lượng lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa và tăng cường đối thoại tại nơi làm việc; tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

i. Đối với người lao động, cần chủ động học tập nâng cao trình độ, tích lũy các kỹ năng phù hợp với các loại hình công việc mới và luôn thay đổi, có ý thức về nâng cao năng lực và thay đổi kỹ năng thích nghi với công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu công việc thông qua rèn luyện học tập suốt đời; cần tìm hiểu kỹ các quyền của người lao động, luật pháp về lao động; tham gia tổ chức công đoàn theo sự lựa chọn của mình.

FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống, mà với những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao và những cam kết về thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công... nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng. Đối với những nước có trình độ phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào các FTA “thế hệ mới” là cơ hội để rà soát, điều chỉnh các quy định tiệm cận hơn với xu hướng thương mại quốc tế hiện đại.

Như vậy, tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam đều mang lại các lợi thế và thách thức, ở cả góc độ kinh tế và pháp luật. Do đó, việc tận dụng các lợi thế và hạn chế những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ nhiều chủ thể khác nhau.

Đối với Nhà nước, hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định trong các FTA thế hệ mới cho doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan khác là những biện pháp Việt Nam cần tập trung thực hiện. Có thể các biện pháp này không thể thực hiện ngay, nhưng Việt Nam cần xây dựng lộ trình hợp lý, trên cơ sở các lộ trình thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới.

Đối với doanh nghiệp, chủ động tìm hiểu và hiểu rõ nội dung các quy định trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Ngoài ra, việc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự tin tưởng và uy tín trong hoạt động kinh doanh, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng… cũng là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích từ việc tham gia vào các FTA thế hệ mới.

Đối với người lao động phải chủ động nâng cao kỹ năng, tay nghề và đảm bảo sự chuyên môn hóa; nâng cao ý thức làm việc và xây dựng văn hóa công sở tại nơi làm việc./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Benedictis, L.D & Taglioni, D. (2010), “The Gravity Model in International trade”, Báo cáo đánh giá tác động của các FTA đối với kinh tế Việt Nam. 2. Bộ Công Thương (2013), “Báo cáo quốc gia phục vụ rà soát thương mại trong

khuôn khổ WTO”, tháng 9/2013.

3. Bùi Nguyên Khánh (2017, chủ nhiệm), Báo cáo đề tài cấp bộ “Cải cách pháp luật về doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay”. 4. Đồng Thái Quang, Chế tài trong thương mại: một số bất cập và phương hướng

hoàn thiện, link: http://phaply.net.vn/dien-dan-luat-gia/che-tai-trong-thuong- mai-mot-so-bat-cap-va-phuong-huong-hoan-thien.html. 5. Http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do- the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam-309171.html 6. Http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tac-dong-cua-cac-hiep-dinh- thuong-mai-tu-do-the-he-moi-toi-phap-luat-thuong-mai-viet-nam- 309172.html. 7. Http://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den- thang-112018. 8. Http://vnba.org.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=10480:tham- gia-fta-the-he-moi-loi-the-thach-thuc-va-van-de-dat-ra-cho-viet- nam&lang=vi. 9. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB %8Bnh_th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_t%E1%BB%B1_do 10.IBM Bỉ, DMI, Ticon, TAC và nhóm nghiên cứu (12/2009), “Hội nhập kinh tế

và Sự phát triển ở Việt Nam”.

11.Mutrap (2010, 2011), “Đánh giá tác động của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam”.

12.Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), Rà soát Pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương về Mở cửa Dịch vụ cho đầu tư nước ngoài.

13.Pablo Lazo Grandi, TradeAgreements and their Relation to Labour Standards:The Current Situation, International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD), Geneva, 2009, tr. 34, xem tại: http://www.ictsd.org/downloads/2011/12/trade-agreements-and-their-relation- to-labour-standards.pdf (ngày truy cập 10/04/2017).

14.Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2015), Sách Tài chính Việt Nam năm 2014-2015, NXB Tài chính.

15.Vũ Đặng Hải Yến, Báo cáo rà soát văn bản pháp luật – Luật Thương mại 2005.

16.Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính (2018), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2017, “Thực hiện các cam kết thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2018-2022 và phát triển kinh tế ngành”.

17.Vũ Văn Hà, Vai trò của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thương mại quốc tế, link: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao- doi-binh-luan/vai-tro-cua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-trong- thuong-mai-quoc-te-122913.html.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 1:TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠITHẾ HỆ MỚI ĐẾN VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, VIỆCLÀM Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w