Giải quyết bài toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích dự báo sản lượng chè xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 49)

4. Cách tiếp cân, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.2.Giải quyết bài toán

Bước 1. Thu thập và tổ chức dữ liệu

Dựa vào Số liệu được trích dẫn từ Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008 của tổng cục thống kê Việt Nam; Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên 2011 của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên 2012 của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2013. Nhóm tác giả đã tiến hành thu thập được sản lượng chè các loại xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên qua các năm qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Bảng số liệu thống kê sản lượng chè

Thời gian Sản lượng (Đơn vị 1000 tấn) 2008 5.054 2009 6.165 2010 6.438 2011 6.926 2012 7.468 2013 7.754

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành nhập vào chương trình qua 3 phương pháp:

 Tải dữ liệu trực tiếp từ các tệp tin excel, XML…

 Tải dữ liệu trực tiếp từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server  Nhập trực tiếp vào chương trình

Bước 2. Lựa chọn phương pháp

Dựa vào bảng số liệu đầu vào, hệ thống sẽ tiến hành phân tích và thể hiện dữ liệu ở dạng biểu đồ để thế hiện tính xu hướng của dữ liệu

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện xu hướng của dữ liệu

Với bộ dữ liệu thu thập được về sản lượng chè Tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến năm 2013 và dựa vào biểu đồ thể hiện xu hướng của dữ liệu(hình 3.8), cho thấy sản lượng chè đều có xu hướng tăng với một tỉ lệ tương đối ổn định. Do đó, với bộ dữ liệu trên chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp phân tích và dự báo phổ biến và phù hợp hiện nay như: Phương pháp trung bình động, phương pháp san bằng mũ, phương pháp hồi quy tuyến tính…

Bước 3. Áp dụng phương pháp dự báo

+ Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính

Hình 3.3. Kết quả dự báo phương pháp hồi quy tuyến tính + Phương pháp trung bình động

Hình 3.4. Kết quả dự báo phương pháp trung bình động + Phương pháp holt – winter

Bước 4. Thống kê báo cáo

Hệ thống hỗ trợ chức năng xuất thống kê báo cáo tổng hợp. Báo cáo sẽ tiến hành so sánh các phương pháp dự báo đối với cùng một bộ dữ liệu. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá phân tích dự báo chuyên viên dự báo sẽ biết được phương pháp dự báo nào là phù hợp nhất cho bộ dữ liệu hiện tại. Bên cạnh đó, báo cáo được xuất ra tệp excel để tiện cho ban lãnh đạo theo dõi từ đó hỗ trợ việc ra quyết định.

Hình 3.6. Thống kê báo cáo

3.2.2.3. Kiến nghị giải pháp phát triển sản lượng chè xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên

a. Giải pháp phát triển sản lượng chè xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên + Giải pháp về mở rộng và nâng cao sản lượng chè

 Hoàn thiện công tác quy hoạch.

 Giải pháp về vốn đầu tư: Ngành chè Thái Nguyên cần thu hút vốn từ các nguồn như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư theo kế hoạch của Tỉnh, Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho dự án phát triển chè…

 Nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè.  Tăng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn khuyến nông cho

người trồng chè: Ngành chè Thái Nguyên cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cáh bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém tay nghề chưa cao, ngành chè Thái Nguyên cần đưa ra những biện pháp đào tạo hợp lý.

sản lượng chè: Chè có khâu trồng, chăm sóc, chế biến chè đều có vấn đề trong đảm bảo quy trình kỹ thuật. Kiên quyết uốn nắn theo quy trình, phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xẩy ra.

 Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình, tiến bộ khoa học công nghệ vào nâng cao sản lượng chè.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng và sản lượng chè.

 Củng cố phát triển trị trường cũ, tìm kiếm thị trường đầu ra hướng tới ổn định thị trường tiêu thụ.

 Xây dựng thương hiệu cho ngành chè Thái Nguyên

 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè.

+ Giải pháp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển sản lượng chè xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý ngành chè ở Tỉnh Thái Nguyên: Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khảng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức quản lý con người. Do đó, hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cần thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Thái Nguyên. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường là cơ sở mở rộng phát triển sản lượng chè.

 Hoàn thiện chính sách phát triển sản lượng xuất khẩu chè: Để tạo điều kiện cho việc phát triển sản lượng chè thuận lợi thì việc hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè là cần thiết. Cùng với chính sách, Tỉnh cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển xuất khẩu chè của Tỉnh.

b. Kiến nghị

 Tăng cường sự hợp tác đồng bộ giữa các bên liên quan, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học cao đẳng, doanh nghiệp, người trồng, chế biến chè.

 Ủy ban nhân dân tỉnh sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân trồng chè yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Đồng thời tăng cường hệ thống tín dụng nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất.

 Cần ban hành quy định hạn chế việc sử dụng nguồn thuốc trừ sâu, khuyến khích các hình thức bảo vệ sinh học giúp hạn chế chi phí vật chất, giảm nhẹ

ô nhiễm môi trường. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Tổ chức lễ hội chè hàng năm vừa phát triển văn hóa chè, vừa quảng bá sản phẩm chè Thái Nguyên

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu phân tích chuỗi tuần tự theo thời gian và dự báo sản lượng chè xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên là một đề tài mang không chỉ ý nghĩa về khoa học, mà còn mang ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội. Vì nó thu thập, xử lý, và tổ chức các dữ liệu, từ đó kiểm tra, đánh giá và phân tích dự báo kinh tế trong tương lại.

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả sau đây:

- Nghiên cứu khái quát về phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế - Nghiên cứu khái quát về thu thập, xử lý và tổ chức dữ liệu

- Nghiên cứu một số phương pháp phân tích dự báo: hồi quy tuyến tính, san bằng mũ, trung bình động, holt – winter…

- Khảo sát và phân tích thiết hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu - Xây dựng quy trình phân tích và dự báo kinh tế

- Xây dựng chương trình phân tích chuỗi tuần tự theo thời gian và dự báo sản lượng chè xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên

Trong tương lai nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống, hướng tới mục tiêu thu thập được nhiều loại dữ liệu phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu cho ngành Hệ thống thông tin kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Duy Phú, (2010), Xây dựng hàm cầu tiền của Việt Nam, phân tích & dự báo

qua một số mô hình thực nghiệm, Đề tài NCKH Cấp Ngành, KNH 2010 – 06.

[2]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, (2012), Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến,

tiêu thụ chè Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012, NXB Thống Kê.

[3]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, (2012), Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên

năm 2011, NXB Thống Kê.

[4]. Lê Văn Dụy, (2010), Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp và mô hình dự

báo ngắn hạn để dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu, Đề tài NCKH Cấp

Bộ 2009 – 2010.

[5]. Nguyễn Ngọc Tuyến, (2008), Xây dựng mô hình phân tích và dự báo các chỉ tiêu

kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách tài chính, Đề tài NCKH Cấp Bộ 6/2007 - 5/2008.

[6]. Nguyễn Văn Huân (2007), Ứng dụng tin học vào xây dựng hệ thống dự báo

kinh tế, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, B2006-2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[7]. Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Hải Yến, (2013), Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8]. Phạm Thị Thắng,Phạm Thị Kim Vân, (2007), Sử dụng các mô hình kinh tế lượng

trong phân tích và dự báo tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, Đề tài NCKH Cấp Bộ 01/05/06 - 01/05/07.

[9]. Phạm Việt Bình, Chủ trì đề tài NCKH cấp bộ B2009-TN08-01, (2010), Nghiên cứu và xây dựng hệ thống thu thập, đánh giá và phân cụm thông tin tự động trên Internet phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy.

[10]. Phạm Việt Bình, Nguyễn Văn Huân, Vũ Xuân Nam, Lê Anh Tú, (2013), Một phương pháp phân tích và dự báo sản lượng chè Tỉnh Thái Nguyên, trang 65-

70, Số 10 tập 110 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. [11]. Phùng Duy Quang, (2007), Mô hình chuỗi thời gian dùng để dự báo biến động

giá chứng khoán và áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài Cấp

trường Đại học Ngoại Thương, Mã số NT 2007-02.

[13]. Trần Thị Trâm Anh, (2007), Ứng dựng mô hình phân tích, dự báo giá một số

mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng ở Việt Nam gian đoạn 2006-2010, Đề tài

NCKH Cấp Bộ 01/05/06 - 01/05/07.

[14]. Trần Văn Tá, (2003), Phân tích và dự báo tình hình kinh tế tài chính khu vực và

thế giới tác động đến Việt Nam, Đề tài NCKH Cấp Bộ 2/2002 - 2/2003.

[15]. Vũ Xuân Nam, Phạm Việt Bình, Nguyễn Văn Huân, (2012), Phương pháp hồi

quy bội trong dự báo và ứng dụng vào dự báo doanh thu dịch vụ viễn thông tại Viễn thông Thái Nguyên, Trang 87-92,số 102, tập 2 Tạp chí Khoa học và Công

nghệ - Đại học Thái Nguyên.

[16]. Vũ Xuân Nam, Nguyễn Văn Huân, Trương Văn Tú, (2013), Ứng dụng phép phân tích hồi quy đa biến trong kiểm định yếu tố quyết định hành vi chia sẻ tri thức của người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam, trang 123-130, Số 10

tập 110 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên.

[17]. Daekook Kang, Wooseok Jang, Hyeonheong Lee, Hyun Joung No, (2013), A

Review on Technology Forecasting Methods and Their Application Area, World

Academy of Science, Engineering and Technology.

[18]. Theodore Jay Gordon, (1994), Integration of Forecasting Methods and the

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích dự báo sản lượng chè xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 49)