Giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy hoạch lãnh thổ du lịch Hoa Lư (Trang 33 - 36)

Hiện tại, Tam Cốc – Bích Động và cố đô Hoa Lư với hoạt động du lịch mà nổi bật là loại hình tham quan rất phổ biến, tuy không còn có những khu dân cư với những nét sinh hoạt và kiến trúc truyền thống nhưng ở đây vẫn có thể phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Loại hình này rất hấp dẫn đối với khách du lịch ở những vùng miền khác, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta ngày càng tăng. Việt Nam được đánh giá là “Điểm đến an toàn và thân thiện”. Số lượng khách du lịch trong nước cũng tăng mạnh trong từng năm, nhất là vào những ngày nghỉ lễ, mùa hè và mùa lễ hội. Du lịch từng bước trở thành phương tiện để mọi người, mọi dân tộc hiểu biết lẫn nhau về truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống và thói quen tiêu dùng… Tất cả những thành công này có vai trò vô cùng quan trọng của cộng đồng người Việt Nam nói chung và cộng đồng nhân dân địa phương ở từng điểm đến nói riêng, trong đó có cộng đồng dân cư Hoa Lư.

Qua việc nghiên cứu những lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng, có thể thấy những hình thức chủ yếu mà cộng đồng dân cư địa phương có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch ở Hoa Lư bao gồm:

Tham gia vào quá trình quy hoạch du lịch; Tham gia vào hoạt động vận chuyển, cung ứng thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nguyên vật liệu cần thiết cho các hoạt động dịch vụ du lịch; Tham gia vào hoạt động tác nghiệp tại các cơ sở dịch vụ du lịch; Tham gia hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; Trực tiếp cung cấp các dịch vụ đến du khách; Trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc truyền thống

Hoa Lư là địa danh có nhiều nguồn lực để phát triển du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch là rất lớn. Song vẫn còn nhiều hạn chế, đó là do: Nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ về lợi ích cũng như nghĩa vụ khi tham gia hoạt động du lịch; Quyền được biết của cộng đồng về quy hoạch, về các quy định quản lý tại các khu, điểm du lịch còn chưa được thực hiện nghiêm túc; Hệ thống chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng chuyển đổi nghề, tham gia vào các hoạt động du lịch để ổn định cuộc sống còn có những bất cập; Cộng đồng chưa có sự hỗ trợ đầy đủ (về vốn, kỹ năng, thông tin…) để phát triển những dịch vụ một cách lâu dài.

Chính vì thế cần có một số giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tại những nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền; Nâng cao nhận thức của họ về trách nhiệm bảo vệ môi trường và các giá trị tự nhiên để đảm bảo cuộc sốTng của họ; Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của từng địa phương để đảm bảo

một phần từ thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên, môi trường du lịch tại địa phương đó; Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch.

Trên cơ sở thu thập, tổng hợp tài liệu và quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, khóa luận đã tiến hành đánh giá, kiến nghị một số giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại đây. Hi vọng trong thời gian tới, Hoa Lư sẽ thực hiện được khẩu hiệu “Phát triển du lịch chống đói nghèo”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy hoạch lãnh thổ du lịch Hoa Lư (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w