Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”
Trách hiệm của Chính phủ đối với công tác dân vận là:
- Tập trung quán triệt sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp thực hiện đốivới công tác dân vận; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận thành các văn bản pháp luật để thực hiện.
- Đưa nội dung công tác dân vận trở thành nhiệm vụ thường xuyên gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Xác định việc thực hiện công tác dân vận là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại cuối năm
và xét thi đua, khen thưởng.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân; giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân; tập trung giải quyết đơn, thư khiếu kiện, không để vụ việc phức tạp kéo dài, khiếu kiện đông người.
- Triển khai, quán triệt thực hiện Kết luận số 03-KL/TW của Ban Bí thư tiếp tục thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị phù hợp với thực tiễn địa phương,đơn vị. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện công tác dân vận; phân công lãnh đạo các cơ quan nhà nước các cấp phụ trách công tác dân vận; thường xuyên theo dõi, kịp thời sơ kết, tổng kết công tác dân vận tại địa phương, đơn vị.
- Tiếp tục thực hiện và nâng cao công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng các dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội thiết thực, hợp lòng dân. - Tiếp tục tạo cơ chế thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội, giúp cấp uỷ, chính quyền hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng nhân dân, thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các chương trình phối hợp.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI và Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. - Công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị của nhân dân liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, an ninh trật tự… - Tập trung cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch; rà soát, bãi bỏ những qui định trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, những thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho nhân dân. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân theo hướng “nhanh gọn, minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả, thân thiện”. Tăng cường các hoạt động đối thoại, giải quyết thắc mắc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính.
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cánbộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiềnhà cho nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác dân vận trongthực hiện các chương trình phối hợp phù hợp với thực tiễn công tác vận động nhân dân và phong trào thi đua yêu nước hiện nay; quan tâm chế độ chính sách,cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ công tác, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chung của địa phương, đơn vị. - Duy trì và nâng cao chất lượng làm việc định kỳ giữa Uỷ ban nhân dân với Ban Dân vận, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để lắng nghe tình hình nhân dân và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp. Phát huy hiệu quả cơ chế “đặt hàng” đối với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia đảm nhận thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể liên quan đến công tác dân vận. - Thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kịp thời tháo gỡ những bức xúc trong dân thông qua hoạt động bí thư cấp uỷ gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; nhân dân đối thoại cùng chính quyền; đường dây phản ánh, phản hồi…
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Câu 12: Hãy trình bày trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác dân vận.
Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Trong đó có sự đóng góp tích cực của các bộ ngành trung ương trong việc thực nhiệm vụ công tác dân vận của ngành mình phụ trách như việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Để làm rõ thêm nhiệm vụ của các bộ, ngành trong công tác dân vận cần tập trung vào một số nội dung sau:
Một là: Có kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận trong hệ thống bộ, ngành mình.
Các bộ,ngành và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận trong hệ thống bộ, ngành mình. Đồng thời cụ thể hóa thành các chương trình hành động,các đề án, kế hoạch công tác phù hợp với bộ, ngành mình quản lý mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công tác dân vận. Thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và Kết luận số 114-KL/TW ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Đẩy mạnh dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành. Tập trung giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị của nhân dân liên quan đến các lĩnh vực như: Đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, an ninh trật tự,...Thực hiện tốt Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 04/2015/NĐ-CPngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là: Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.
Triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân (trọng tâm là bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương chính sách quan trọng) và quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là Chỉ thị số13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, vì nhân dân phục vụ, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói”, “nói dân hiểu”, “hướng dẫn dân làm”, “làm dân tin” và phương châm “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả”. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành. Giáo dục cán bộ, công chức nghiêm chỉnh thực hiện đạo đức công vụ, nêu cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những hành vi sách nhiễu, xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân đối với cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý.
Ba là: Phối hợp với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện công tác dân vận. Phối hợp với ban dân vận của đảng ủy cơ quan bộ, ngành thực hiện các nội dung quy định về công tác dân vận.Phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền”.