Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác quản lý văn hóa của phòng văn hóa thông tin thể dục thể thao quận cầu giấy (Trang 30 - 34)

III. NHỮNG GIẢI PHÁP GỂP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ

2. Các giải pháp cụ thể

2.1. Vấn đề quản lý di tích-lễ hội

a.Tiếp tục củng cố kiện toàn về hệ thống tổ chức Ban quản lý di tích và một số Tiểu ban quản lý di tích phường. Tiểu Ban quản lý di tích phải chọn cử được những người tâm huyết, nhiệt tình, có đủ điều kiện, khả năng và đặc biệt là uy tín, để làm tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước đối với các di tích trên địa bàn. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp phường trong công tác quản lý di tích trên địa bàn quận.

b.Uỷ ban nhân dân quận chỉ đạo phòng Địa Chính – Nhà Đất & Đô Thị phối hợp với phòng Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao và một số phòng, ban, ngành chức năng tiến hành lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới, xây dựng tường rào bảo vệ.

c. Uỷ ban nhân dân quận có đề án giải quyết tình trạng những hộ gia đình đã ở lâu dài trong khu vực bảo vệ di tích nhằm giải quyết dứt điểm những tranh chấp, tồn tại kéo dài tại các di tích.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, phối kết hợp chặt chẽ các ngành thành viên lực lượng kiểm tra, xử lý liên ngành trong hoạt động văn hoá thông tin với các đoàn thể, chú trọng nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, phát động phong trào tố giác tội phạm, các phong trào văn hoá thể thao lành mạnh, lấy xây để chống... tạo nên nếp sống văn hoá lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và xử lý triệt để các vi phạm đối với các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá, chú trọng vào một số loại hình hay vi phạm như: Karaoke, băng đĩa hình, đĩa nhạc, xuất bản phẩm, quảng cáo tấm lớn, quảng cáo rao vặt. Tập trung xoá bỏ triệt để những tụ điểm phức tạp mới phát sinh, không để những vi phạm lớn, những biểu hiện tái phạm phát sinh trên địa bàn quận.

- Quản lý chặt và có hiệu quả hơn nữa đối với các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá thông qua việc thống kê, rà soát, phân loại đối tượng; họp các hộ kinh doanh theo từng chuyên đề và đề ra biện pháp cụ thể, đặc biệt quan tâm tới các hoạt động truy cập internet, dịch vụ karaoke và các hoạt động quảng cáo.

-Tăng cường các thiết chế văn hoá ở cơ sở, từng bước xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ, toạ đàm về công tác quản lý văn hoá, về lối sống văn hoá thu hút đông đảo nhân dân tham gia...Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc từ các tổ dân phố, khu dân cư. Phát động phong trào thi đua có khen thưởng giữa các ban, ngành, đoàn thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định 11/2006/NĐ- CP.

- Triển khai công tác quy hoạch quảng cáo tấm lớn, dịch vụ Karaoke và tiếp tục xây dựng quy hoạch mới một số loại hình của ngành. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin – thể dục thể thao, cán bộ trong đội kiểm tra liên ngành, đồng thời cử cán bộ theo dõi, hướng dẫn các phường trong công tác tổ chức quản lý văn hoá và dịch vụ văn hoá.

2.3. Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa

a. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động nhằm chuyển biến trong nhận thức của nhân dân để tự giác thực hiện các nội dung

của cuộc vận động. Tập trung vào một số nội dung chủ yếu như thực hiện “Năm giải phóng mặt bằng”, “ Năm giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị”, tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả cao hơn trong thực hiện qui ước việc cưới, việc tang và lễ hội, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 04/2003/CT - UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố về công tác tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần... Rà soát, xây dựng, bổ sung các qui ước văn hoá ở tổ dân phố, địa bàn dân cư.

b. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình văn hoá thông qua các cuộc toạ đàm, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Tập trung xây dựng con người mới có cách nghĩ, cách làm theo nếp sống văn minh đô thị. Xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp trong công nhân viên chức lao động Thủ đô, xây dựng nhà trường văn hoá, học sinh văn minh – thanh lịch – hiện đại, xây dựng 5 tiêu chuẩn của người nông dân Thủ đô...

KẾT LUẬN

Thông qua quy chế hoạt động của UBND quận Cầu Giấy, và đặc biệt là qua tìm hiểu, nghiên cứu về quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục thể thao quận Cầu Giấy, ta có thể nhận thức được vai trò rất to lớn của công tác quản lý hành chính nhà nước nói chung và đặc biệt là vai trò của công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói riêng.

Từ thực tiễn công tác quản lý văn hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy, chúng ta có thể thấy được phần nào tầm quan trọng của công tác này. và từ hiệu quả quản lý văn hóa hiện nay, tôi thêm tin tưởng vào quan điểm, đường lối, chính sách sáng suốt của Đảng và Nhà Nước về lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn đất nước tăng cường hợp tác quốc tế. Vai trò của văn hóa vô cùng quan trọng vì nó là cái riêng có, cái độc đáo của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc không chỉ là trách nhiệm của riêng ai hay của một số đoàn thể nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Do đó, những ý kiến đóng góp quý báu của nhân dân vô cùng quan trọng để Đảng và Nhà Nước ta thêm hoàn thiện chủ trương đường lối quản lý văn hóa sao cho phù hợp với thời đại.

Công tác quản lý văn hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây đã được chú ý thực hiện tốt và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Nhưng, bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện nay công tác này còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần có những chủ trương, chính sách phù hợp.

Trong bản báo cáo của mình, với cương vị là một sinh viên thực tập, tôi xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Hy vọng rằng những kiến nghị nhỏ bé ấy phần nào thúc đẩy hiệu quả quản lý văn hóa của quý quận. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trình độ có hạn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong được sự quan tâm góp ý của thầy cô và các bạn.

1. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2003. 2. Quyết định số 64/2001/QĐ-UB ngày 16/8/2001 của UBND thành phố

Hà Nội về việc thành lập các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện.

3. Quyết định số 92/2001/QĐ-UB ngày 23/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn quận, huyện.

4. Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về văn hóa thông tin năm 2008 của Phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao quận Cầu Giấy. 5. Công văn số 1155/CV-STDTT ngày 11 tháng 9 năm 2002 của Sở TDTT

Hà Nội hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của phòng VHTT – TDTT và Trung tâm TDTT các quận, huyện trong lĩnh vực thể dục thể thao.

6. Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành qui chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.

7. Công văn số 1155/CV-STDTT ngày 11 tháng 9 năm 2002 của Sở TDTT Hà Nội hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của phòng VHTT – TDTT và Trung tâm TDTT các quận, huyện trong lĩnh vực thể dục thể thao

8. Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hoá thông tin.

9. Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng

10. Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002 của Bộ VHTT hướng dẫn bổ sung một số qui định về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng tại qui chế ban hành kèm theo NĐ 87/CP.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác quản lý văn hóa của phòng văn hóa thông tin thể dục thể thao quận cầu giấy (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w