Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex (Trang 26 - 27)

1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty

Sự phát triển của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XNK nói riêng, gắn việc sản xuất kinh doanh của Công ty với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu chung trong giai đoạn từ năm 2000-2005 là đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì tỷ lệ tăng trưởng về XNK hàng năm là 20%.

Trong những năm tới Công ty với quyết tâm đưa Công ty phát triển toàn diện, vững chắc, thực hiện thành công các kế hoạch đã và đang thực hiện. Đề ra chính sách giữ vững và mở rộng thị trường mà công ty đã có, khôi phục lại các mối quan hệ để khai thác mở rộng thêm các thị trường mới. Tăng cường các mối quan hệ với các cộng tác viên, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để phát triển đa dạng các loại hàng xuất nhập khẩu.

Để đạt được các mục tiêu trên Công ty đã tiến hành khảo sát thị trường, đánh giá khả năng nhập khẩu hàng hoá và nhu cầu vốn để thực hiện.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006.

(Đơn vị tính: 1000 USD)

Các khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Nhập khẩu, trong đó: 30,500.00 33,800.00 37,000.00 1. Ống cao su các loại 1,000.00 2,500.00 3,7000.00 2. Thiết bị an toàn, máy nén khí 1,500.00 4,700.00 6,300.00 3. Cột bơm xăng 23,600.00 24,500.00 21,000.00 4. Ống thép các loại 3,000.00 3,500.00 4,000.00

5. Xăng 1,400.00 1,500.00 2,000.00

(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK)

Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đã đưa ra các giải pháp về thị trường:

- Tổ chức tốt việc cung cấp, thu thập xử lý thông tin kịp thời, chính xác. Tăng cường đầu tư và đưa công tác thông tin phát triển để thị trường đi trước một bước so với yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh.

- Thông qua cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam ở nước ngoài, cũng như các đại diện Thương mại nước ngoài tại Việt Nam để khai thác và thu thập thông tin.

- Thiết lập các văn phòng và chi nhánh tại nước ngoài. - Tổ chức tốt hệ thống cộng tác viên.

- Với các thị trường mới có thể thông qua các Công ty môi giới. - Tăng cường các thông tin quảng cáo.

- Tổ chức và tham gia các triển lãm và hội chợ Thương mại Quốc tế. - Đảm bảo hàng hoá xuất khẩu đúng tiêu chuẩn, thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán, dịch vụ xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị trường Quốc tế. Trong những năm tới Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex sẽ tập trung vào những thị trường đã và đang có quan hệ với Công ty, đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, để xác định đúng hướng đi và tìm đúng đối tác ta cũng cần phải tập trung nghiên cứu một số khả năng, nhu cầu thị hiếu và nhu cầu kinh doanh của từng thị trường và từng khu vực thị trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w