MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu cách mạng khoa học công nghệ thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 30 - 34)

Trước hết, chúng ta cần đặt lên hàng đầu tính hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học, phát triển cân đối cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nhưng hiện nay cần ưu tiên tập trung hơn đến nghiên cứu ứng dụng. Mọi phương pháp dù mới, dù cũ, nhưng nếu nó hướng khoa học vào phục vụ sản xuất, hiện đạI hó nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và

phát triển khoa học. Cả hai lĩnh vực này đều phảI nhằm hướng vào giảI quuết những đòi hỏi cấp bách của sản xuất, kết hợp chặt chẽ với sản xuất. Mặt khác cần đề phòng tác dụng tiêu cực của việc ứng dụng khoa học vào sản xuất chạy theo lợi nhuận quá đáng đến mức gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Khoa học có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của nó, luôn được tích luỹ, có tính kế thừa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nước này qua nước khác. Nhờ thế một nước lạc hậu đI sau có thể đuổi kịp các nước phát triển nếu có những chính sách khôn ngoan, biết tiếp thu thành tựu khoa học của nước khác và biết vận dụng phù hợp với điều kiện nước mình. Chúng ta cần biết tranh thủ tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại của các nước phát triển bằng mọi cách có thể được, nếu việc làm ấy có hiệu quả cao hơn, dỡ tốn kém hơn đầu tư nghiên cứu trong nước.

Các ngành mũi nhọn như đIửn tử tin học và các công nghệ cao cấp cần được tập trung ưu tiên phát triển hơn cả. Vì chính những ngành đó sẽ kéo toàn bộ nền kinh tế tiến tới trình độ hiện đại, tự động hoá một cách nhanh chóng.

Mục tiêu lâu dài của chúng ta là tiến tới độc lập, tự chủ về khoa về học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhưng trong giai đoạn trước mắt cũng nên đi bắt chước, mô phỏng, làm thủ để rồi rút kinh nghiệm tiến tới cải tiến và phát minh công nghệ mới.

Đồng thời chúng ta cần phải tạo vốn cho hoạt động KH- CN. Vốn là nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ. Không có vốn hoặc có nhưng thấp hơn mức cần thiết đều không có điều kiện thực hiện các mục tiêu KH- CN. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, vốn để phát triển khoa học- công nghệ thường được huy động từ hai phía nhà nước và khu vực doanh nghiệp, trong đó phần nhiều là từ các doanh nghiệp.

TạI Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai (khóa VIII), khi một lần nữa khẳng định “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng

và dựa vào khoa học, công nghệ “, Đảng ta đã đưa ra chính sách đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, theo đó, một phần vốn ở các doanh nghiệp được dành cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực. Một phần vốn từ các chương trình kinh tế- xã hội và dự án được dành để đàu tư cho khoa học- công nghệ nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu- triển khai và đảm bảo hiệu quả của dự án.

Tạo động lực, tạo vốn cho hoạt động khoa học- công nghệ phải đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế về khoa học, công nghệ.

Có thể nói, đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển khoa học- công nghệ. Nếu không thực hiện có hiệu quả quan hệ hợp tác và trao đổi quốc tế về nghiên cứu- triển khai… thì không thể tiếp nhận được khoa học- công nghệ tiên tiến của nhân loại, không thể tranh thủ nhân tố ngoại sinh hết sức cần thiết làm biến đổi các nhân tố nội sinh, thúc đẩu năng lực khoa học- công nghệ quốc gia. Để mở rông quan hệ quốc tế về khoa học- công nghệ, cần đa dạng hoá phương thức hợp tác đàu tư với nước ngoài, coi trọng hợp tác nhằm phát triển các ngành công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đầu tư nước ngoài vào phát triển khoa học công nghệ, chỉ nhập khẩu và tiếp nhân chuyển giao những công nghệ tiên tiến phù hợp với khả năng của chúng ta.

Cùng với việc tạo vốn, mở rộng quan hệ quốc tế, cần phải hết sức coi trọng, tăng nguồn nhân lực khoa học- công nghệ.

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ là lực lượng chủ chốt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và triển khai khoa hoc- công nghệ. Thiếu nguồn lực này thì không thể nói tới phát triển. Trong thời đại ngày nay, vai trò của nguồn lực này lạI càng phải đặc biệt coi trọng. Để tăng nguồn lực này, chúng ta cần đẩy nhanh việc đào tạo các cán bộ khoa học- công nghệ, nhất là cho các ngành kinh tế trọng yếu và các ngành công nghệ cao, trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học- công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu, các trường học và các cơ sở kinh doanh, đẩy nhanh tôc độ phát triển thị trường nhân lực khoa học- công

Nhà nước cần tăng cường phát triển giáo dục, quan tâm đào tạo nhân tài để trong tương lai không xa lắm tạo ra được một đội ngũ các tri thức giỏi, các nhà khoa học lớn, các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ có tầm cỡ thế giới, nhưng cần sắp xếp lại cho hợp lý, có chính sách thoả đáng để sử dụng có hiệu quả coa hơn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có. Chúng ta phảu làm sao để những người có năng lực, có nhiệt tình và có tính thần trách nhiệm trong hoạt đông xã hội xây dựng đất nước có thể sống ổn định vững chắc bằng lượng mà không phải làm thêm bằng những việc ngoài chuyên môn của mình. Những chuyên gia giỏi phải có cuộc sống khá giả và sung túc bằng lao động trí tuệ tương xứng với cống hiến của họ. Như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội và mới toạ ra động lực trong hoạt đông khoa học sáng tạo.

Quan tâm hơn nữa, ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ khao học- kỹ thuật là một việc làm cần thiết, nhưng chưa đủ làm cho khoa học trở thành lực lượng sản xuất một cách nhanh chóng. Những tri thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại còn phải được thâm nhập vào và làm giàu trí tuệ cho tất cả những người lao động, nâng cao năng lực sản xuất của họ. Muốn vậy chúng ta phải tăng cường việc nâng cao dân trí, không chỉ bằng hệ thống nhà trường, mà bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Thêm vào đó, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học- công nghệ, bởi tính hiệu quả của hoạt động này một phần rất quan trọng là ở hệ thống tổ chức quản lý. Hệ thống này đóng vai trò phân phối, tập trung và quản lý lực lượng cán bộ khoa học- công nghệ, đảm bảo tính hiệu quả của các mục tiêu phát triển. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém về năng lực khoa học- công nghệ quốc gia hiện nay là do tổ chức quản lý khoa học- công nghệ còn kém hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hệ thống này theo hướng Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động KH- CN, đảm nhận những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, phát triển tiềm lực, đón đầu và phát triển những công nghệ mới có ý nghĩa

quyết định đối với toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp đảm nhân thực hiện việc ứng dụng các hết quả nghiên cứu khoa học và những tiến bộ KH- CN.

Những giải pháp này luôn có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

C. KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên ta nhận thấy khoa học- công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trong quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá để đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển sánh vai với cường quốc năm châu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn vì vậy chúng ta cần khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt tích cực để hoàn thành sự nghiệp của dân tộc. Những thành tựu và kinh nghiệm mà chúng đã đạt được trong vòng hơn 20 năm qua đã tạo cho chúng ta những tiền đề cho phép Đảng ta quyết định chuyển mọi hoạt đông của đất nước sang thời kỳ hoạt động mới với đặc trưng là nền kinh tế trí thức thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh đưa nước ta tiến nhanh, tiến chắc trên con đường XHCN.

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu cách mạng khoa học công nghệ thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w