MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo PTNT tỉnh nam định (Trang 25)

NHNo & PTNT TỈNH NAM ĐỊNH

1. Tình hình chung thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định.

Cũng như các mặt hoạt động kinh doanh khác, công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định đang từng bước chuyển đổi để phù hợp với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế.

Biểu 02: Tình hình thanh toán tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01(%) 03/02(%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Thanh toán bằng TM 6,387,932 40% 4,960,210 28% 3,846,276 20.40% -22.35% -22.46%

TT không dùng TM 13,584,427 60% 17,672,916 72% 18,814,057 79.60% +30.10% +6.46%

Thanh tóan chung 19,972,359 100% 22,633,126 100% 22,660,333 100% +13.32% +0.12%

(Nguồn: Báo cáo thanh toán không dùng tiền mặt)

Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Nó có ưu điểm hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt là: Thanh toán được một khối lượng tiền lớn mà không cần

phải tổ chức vận chuyển tiền, kiểm đếm, bảo quản, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn. Cho nên những khoản thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hầu hết thanh toán bằng chuyển khoản, còn những khoản thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu là chi tiết kiệm, kỳ phiếu đến hạn, chi lương. Số liệu ở biểu 2 cho ta thấy công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định ngày càng được hoàn thiện và thực hiện tốt, cho nên năm 2002 thanh toán không dùng tiền mặt đạt 17.672.916 triệu đồng chiếm 72% trong tổng thanh toán chung cuả NHNo&PTNT tỉnh Nam Định trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt chỉ có 4.672.210 triệu đồng chiếm 28% trong tổng doanh số thanh toán chung. Đáp ứng được nhu cầu khách hàng là nhanh, chính xác và an toàn nên sang năm 2003 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt mức 18.814.057 triệu đồng chiếm 79.6% trong tổng doanh số thanh toán chung trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt là 3.846.276 triệu đồng chiếm 20.4% trong tổng doanh số thanh toán chung và giảm 22.46% so với cùng kỳ năm 2002.

Như vậy, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác thanh toán không dùng tiền mặt đang dần chiếm ưu thế trong công tác thanh toán tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Những đổi mới trong công tác thanh tóan không dùng tiền mặt của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định, trước hết phải kể đến việc thực hiện tin học hóa công nghệ thanh toán, nó đẫ đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển chứng từ, rút ngắn thời gian thanh toán, khắc phục được tình trạng thanh toán chậm trễ, sai sót

Biểu 03: Tình hình T.T KDTM tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01(%) 03/02(%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dân cư 866.184 6..3% 1.225.351 6.9% 1.820.109 9.6% + 41.47% +48.54%

DN ngoài quốc doanh 3.184.666 23.44% 5.648.106 31.9% 7.462.378 39.7% +77.35% +32.12%

DN quốc doanh 9.533..577 70.26% 10.799.459 61.2% 9.531.570 50.7% +13.28% -11.74%

Thanh toán KDTM 13.584.427 100% 17.672.916 100% 18.814.057 100% +30.10% +6.46%

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận ra, mặc dù tỷ trọng trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định ngày càng tăng, nhưng đối tượng tham gia thanh toán vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2002 thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 5.648.106 triệu đồng chiếm 31.9% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, trong khi đó tỷ trọng của các doanh nghiệp quốc doanh là 61.2% đạt 10.799.459 triệu đồng nhưng sang năm 2003 tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 7.462.378 triệu đồng chiếm 39.7% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng 32.12% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ trọng tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không cao, năm 2003 mặc dù NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã có những biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân mở tài khoản, giao dịch với khách hàng bằng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nhưng tốc độ tăng trưởng của việc mở rộng đối tượng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn thấp. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tâm lý ‘’thích dùng tiền mặt’’ của đại bộ phận người dân Việt Nam nhưng chủ yếu là do ngành Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến lượng khách hàng mà thu nhập chiếm phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân- doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

2. Thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNNo & PTNTtỉnh Nam định.tỉnh Nam định. tỉnh Nam định.

Những đổi mới trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định, trước hết phải kể đến việc thực hiện tin học hoá công nghệ thanh toán, nó đã đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển chứng từ, rút ngắn thời gian thanh toán, khắc phục được tình trạng chậm trễ, sai sót

Biểu 4: Tình hình thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định. Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01(%) 03/02(%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Uỷ nhiệm chi 7.613.516 56% 4.236.824 24% 2.900.732 15.4% -44.35% -31.54%

Uỷ nhiệm thu 696.234 5.1% 10.677 0.06% 812 0.004% -98.47% -9239%

T.T bằng séc 2.260.603 16.6% 1.188.464 6.7% 1.001.074 5.3% -47.43% -15.77%

Ngân phiếu thanh toán 3.014.074 22.3%

Thanh toán địên tử 12.236.951 69.24% 13.911.439 79.296% +13.68%

T.T.T KDTM 13.584.427 100% 17.672.916 100% 18.814.057 100% +30.10% +6.46%

(Nguồn : báo cáo thanh toán KDTM)

Theo Quyết định số 309 ngày 9/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hệ thống thanh toán liên Ngân hàng bắt đầu hoạt động, qua số liệu ở biểu 04 ta thấy hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định chủ yếu là thanh toán điện tử. Năm 2001 khi hình thức thanh toán điện tử chưa ra đời thì ủy nhiệm chi đạt 7.613.516 triệu đồng chiếm 56% trong tổng trị giá thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Nhưng sang năm 2002 thanh toán bằng UNC chỉ chiếm 24% và thanh toán bằng chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ chiếm 69,24% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định.Sự ra đời tất yếu của hình thức thanh toán điện tử trong sự bùng nổ công nghệ đã khẳng định tính ưu việt của hình thức thanh toán này, đặc biệt năm 2003 thanh tóan điện tử đạt 13.911.439 triệu đồng chiếm 79,296% trong tổng thanh tóan không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định tăng 13,68% so với năm 2002 còn thanh toán UNC, UNT, séc đều giảm so với năm 2002. Đạt được kết quả như trên là do NHNo & PTNT tỉnh Nam định đã trang bị đầy đủ máy vi tính và thực hiện nối mạng để thanh toán. Việc thanh toán

chuyển tiền qua mạng vi tính đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.

2.1-Thanh toán séc tại NHNo & PTNT tỉnh Nam định.

Séc là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiệu, nó không những làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông mà còn làm giảm các chi phí phát sinh do việc phải kiểm đếm một khối lượng tiền mặt trong các giao dịch mua bán. Mặc dù séc đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, song đối với Việt Nam, việc thanh toán bằng séc trong tầng lớp dân cư vẫn còn là điều mới mẻ.

Qua khảo sát thực tiễn tình hình thanh toán bằng séc tại Ngân hàng Nông ngiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định hiện nay còn thấp cụ thể là:

Bảng 05: Tình hình thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01 03/02

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Thanh toán bằng séc 2.260.603 16.64% 1.188.464 6.7% 1.001.074 5.3% -47.43% -15.77%

TT không dùng TM 13.584.427 100% 17.672.916 100% 18.814.057 100% +30.10% +6.46%

(Nguồn : Báo cáo TT KDTM tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định)

Qua biểu số liệu trên ta thấy tổng số thanh tóan bằng séc năm 2001 là 2.260.603 triệu đồng đạt 16,64% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng sang năm 2002 với sự ra đời của hình thức thanh toán điện tử thanh toán bằng séc giảm còn là 1.188.464 triệu đồng chiếm 6,7% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm 47,43% so với cùng kỳ năm 2001. Năm 2003 thanh toán bằng séc là 594 món số tiền là 1.001.074 triệu đồng chiếm 5.3% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt giảm 15,77% so với năm 2002.

Thanh toán bằng séc chưa được các tổ chức kinh tế , các doanh nghiệp và dân cư chấp nhận và sử dụng , nó chưa trở thành công cụ thanh toán phổ biến và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của dân cư. Điều đó chứng tỏ bên cạnh những ưu điểm là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm chi phí

trong các khâu in ấn tiền, kiểm đếm , vận chuyển, bảo quản tiền, thủ tục phát sinh đơn giản , việc lưu chuyển chứng từ nhanh ….thì thanh toán bằng séc vẫn còn những mặt hạn chế như: mức thu nhập của đại bộ phận những người dân còn thấp, phạm vi thanh tóan còn hẹp, nên tính khuyến khích sử dụng séc bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh tóan séc dài gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. Mặt khác khách hàng có thể lợi dụng phát hành séc khống hoặc phát hành quá số dư chiếm dụng vốn hợp lý. Để đẩy mạnh thanh toán séc trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt cần phải bổ xung quy định chặt chẽ cách hạch toán séc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng, đảm bảo an toàn tài sản trong khâu thanh tóan .

2.2. Ủy nhiệm chi – chuyển tiền

Khác hẳn những năm trước UNC được mở rộng và phát triển thì sang năm 2002 hình thức UNC có xu hướng giảm rõ rệt

Biểu 06 : Tình hình thanh toán bằng UNC – chuyển tiền tại NHNo &

PTNT tỉnh Nam Định

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01 03/02

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Thanh toán bằng UNC 7.613.516 56% 4.236.824 24% 2.900.732 15.4% -44.35% -31.54%

TT không dùng TM 13.584.427 100% 17.672.916 100% 18.814.057 100% +30.10% +6.46%

(Nguồn: Báo cáo TTKDTM )

Qua số liệu ở biểu 06 ta thấy : Năm 2001 hình thức thanh toán bằng UNC đóng vai trò chủ yếu trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đạt 7.613.516 triệu đồng chiếm 56%. Nhưng với sự ra đời của hình thức thanh toán điện tử thì thanh tóan bằng UNC nói riêng và các hình thức thanh tóan KDTM khác nói chung đều giảm. Năm 2002 thanh tóan bằng UNC là 4.236.824 triệu đồng chiếm 24% trong tổng thanh toán không dùng

tiền mặt giảm 44,35% so với năm trước. Đến năm 2003 doanh số thanh tóan bằng hình thức UNC là 2.900.732 triệu đồng chiếm 15,4% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm 31,54% so với năm 2002.

Việc sử dụng hình thức thanh toán UNC – chuyển tiền ở NHNo & PTNT tỉnh Nam Định hiện nay có xu hướng ngày càng giảm. UNC – chuyển tiền bên cạnh những ưu điểm còn có một số mặt hạn chế cần khắc phục để công tác thanh toán được tốt hơn, cụ thể là :

- Ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống và khác hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Đối với chứng từ chuyển tiếp, chương trình máy vi tính chưa phù hợp.

- Thanh toán bằng UNC dễ dẫn đến trường hợp đơn vị mua chiếm dụng vốn của đơn vị bán.

2.3 Thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định

Cùng với xu thế phát triển của ngành công nghệ thông tin, ngành Ngân hàng đã và đang áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Những năm trước hình thức thanh toán bằng séc và ủy nhiệm chi được áp dụng khá phổ biến nhưng sang năm 2002 chuyển tiền điện tử được sử dụng nhiều và rộng rãi nhờ có được những ưu điểm vượt trội so với những hình thức thanh tóan khác

Biểu số 07: Tình hình thanh toán bằng chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT

tỉnh Nam Định

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01(%) 03/02(%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Thanh toán điện tử 12.236.951 69.24% 13.911.439 79.296% +13.68%

TT không dùng TM 13.584.427 100% 17.672.916 100% 18.814.057 100% +30.10% +6.46%

Qua bảng số liệu trên ta thấy :hình thức thanh tóan điện tử ngày một được khách hàng chọn lựa.Năm 2002 chuyển tiền điện tử đạt 47.033 món với giá trị 12.236.951 triệu đồng chiếm 69,24% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt.Sau một năm được áp dụng hình thức thanh toán điện tử đã thể hiện rõ tính ưu việt qua kết quả năm 2003: hình thức thanh tóan này đạt 93.203 món với giá trị 13.911.439 triệu đồng chiếm 79,296% tăng 13,68% so với cùng kỳ năm trước.

Có được kết quả như trên là do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam định đã xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp đổi mới cơ chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, sử dụng máy vi tính thành thạo, tác phong giao dịch lịch sự, tận tụy chu đáo với mọi khách hàng . Một món chuyển tiền điện tử qua mạng vi tính đi các Ngân hàng cùng hệ thống khác địa phương chỉ mất một ngày, Ngân hàng khác hệ thống thì mất hai ngày. Như vậy chuyển tiền qua mạng máy vi tính vừa nhanh vừa chính xác, rất ít xảy ra sai sót.Thời gian thanh toán ngắn cho nên đã rút ngắn được quá trình luân chuyển vốn , góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong thời gian qua tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định không có trường hợp nào vi phạm chế độ thể lệ thanh toán đối với hình thức chuyển tiền điện tử. Hình thức thanh toán này ngày càng được mở rộng và được nhiều người ưa dùng vì thủ tục đơn giản , thời gian luân chuyển chứng từ nhanh, đảm bảo chuyển tiền an toàn, chính xác , đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.

3. Kết quả đạt được, Tồn tại và nguyên nhân trong thanh toán khôngdùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam địnhdùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam định dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam định

3.1Kết quả

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định đã thu hút được khách hàng ngày càng nhiều đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán, công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của khách hàng .

Tính đến ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động 1.202.869 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 35,77%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2003 là năm cao nhất từ trước tới nay, nguồn vốn tăng vững chắc, đáp ứng được nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho toàn hệ thống, tạo lập được nguồn vốn dài hạn để mở rộng cho vay trung và dài hạn.

3.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Đối tượng thanh toán qua Ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là kinh tế quốc doanh, các cơ quan, đoàn thể nhà nước và một phần kinh tế ngoài quốc doanh, hầu hết kinh tế ngoài quốc doanh (chiếm 70 thu nhập quốc dân) chưa mở tài khoản tại Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng, do vậy Ngân hàng không thể huy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

- Thủ tục thanh toán còn phức tạp chưa thuận tiện. Việc thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương còn phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng. Các thể thức thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Tuy có ứng dụng tin học trong công tác thanh toán qua Ngân hàng, song

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo PTNT tỉnh nam định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w