Phân tích đặc điểm nguồn khách theo các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút khách nội địa tại khách sạn thanh lịch (Trang 25 - 31)

II. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn từ

2. Phân tích đặc điểm nguồn khách theo các chỉ tiêu

tiêu:

a. Phân theo mục đích chuyến đi:

Nhu cầu đi du lịch của du khách xuất phát từ nhiều động cơ và mục đích khác nhau như thăm viếng người thân, du lịch công vụ, tham quan, vui chơi, giải trí...

Bảng 8: Cơ cấu nguồn khách theo mục đích chuyến đi Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh SL TT% SL TT% SL TT% 2003/2002 2004/2003 CL % CL % 1. Du lịch thuần tuý 1.503 62,992 1.713 65,108 1.821 65,93 210 113,972 108 106,3047 - Khách quốc tế 527 35,063 2 703 41,039 742 40,746 176 133,396 39 105,547 - Khách nội địa 976 64,936 1.010 58,96 1.079 59,253 34 103,48 69 106,83 2. Du lịch công vụ 756 31,684 8 752 28,582 777 28,13 -4 99,47 25 103,324 - Khách quốc tế 343 45,37 256 34,04 262 33,719 -87 74,6355 6 102,34 3 - Khách nội địa 413 54,629 6 496 65,957 515 66,28 83 120,0968 19 103,83 3. Mục đích khác 127 5,3227 166 6,309 164 5,937 39 130,708 -2 98,795 - Khách quốc tế 62 48,81 69 41,566 75 45,73 7 111,29 6 108,69 56 - Khách nội địa 65 51,181 97 58,433 89 3,2223 2 102,105 -8 91,752 5 Tổng số khách 2.386 100 2.631 100 2.762 100 245 110,268 131 104,97 9 - Khách quốc tế 932 39,06 1.028 39,073 1.079 39,069 96 110,3 51 104,96

5 1 - Khách nội địa 1.454 60,93

Nhận xét:

Quan sát bảng ta thấy khách đi du lịch thuần tuý chiếm tỷ lệ cao hơn đối với khách du lịch công vụ và đi vì mục đích khác.

Khách sạn có vị trí nằm ở trung tâm thành phố nên đã thu hút được nhiều du khách đến tham qua mà chủ yếu là khách nội địa, khách nội địa năm 2002 đạt 1.454 lượt, năm 2003 đạt 1.603 lượt và năm 2004 đạt 1.683 lượt. Nhìn chung nguồn khách đến khách sạn Thanh Lịch chủ yếu là khách đi du lịch thuần tuý và đi du lịch công vụ. Hai nguồn khách này thường bổ sung cho nhau.

Vào mùa thấp điểm khách sạn cần thu hút khách đi vì mục đích công vụ để bổ sung thêm nguồn khách.

Đặc biệt khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc trung ương là một trung tâm kinh tế của miền trung thì lượng khách nội địa đi du lịch công vụ tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2003 tăng so với năm 2002 là 83 lượt, trong khi đó khách quốc tế giảm 87 lượt.

Nhìn chung, lượng khách đến khách sạn với mục đích du lịch thuần tuý qua 3 năm đều tăng nhưng khách du lịch công vụ năm 2003 giảm do lượng khách quốc tế giảm mạnh, đến năm 2004 tăng lên.

Nguyên nhân khách đi du lịch thuần tuý chiếm tỷ lệ cao là do nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân cao, ngoài ra họ phải sống và làm việc trong môi trường căng thẳng. Vì vậy, ngày càng có nhiều người đi du lịch thuần tuý, để vui chơi giải trí, thư giản đầu óc và chuẩn bị cho những buổi làm việc mới có hiệu quả hơn. Qua việc phân tích tình hình khách đến với khách sạn ta thấy khách nội địa chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượt khách đến khách sạn.

b. Phân tích hình thức chuyến đi:

Hình thức chuyến đi ảnh hưởng rất lớn đến nguồn khách của khách sạn. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá tình hình kinh doanh lưu trú và trình độ quản lý của khách sạn.

Bảng 9. Cơ cấu nguồn khách theo hình thức chuyến đi Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh SL TT% SL TT% SL TT% 2003/2002 2004/2003 CL % CL Tổng 2.386 100 2.631 100 2.762 100 24 5 110,268 131 104,979

Đi lẻ 1.181 49,497 1.234 46,9 1.312 47,5 53 104,487 78 106,32 Đi theo năm 1.205 50,5 1.397 53,1 1.450 52,498 19 2 115,93 53 117,5

Nhận xét: Hình thức tổ chức chuyến đi của khách cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Vì vậy phân tích cơ cấu khách theo hình thức chuyến đi là điều cần thiết.

Khách sạn Thanh Lịch đã thu hút được một lượng khách khá lớn, trong đó khách đi theo đoàn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách đi lẻ, năm 2002 chiếm 50,5%, năm 2003 chiếm 53,1% và đến năm 2004 chiếm 52,498%, khách đi lẻ cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ năm 2002 chiếm 49,497%, năm 2003 chiếm 46,9% và năn 2004 chiếm 47,5%.

Nguyên nhân khách đến khách sạn chủ yếu là khách đi theo đoàn là vì khách sạn đã áp dụng chính sách giảm giá đối với các dịch vụ khách đi theo đoàn. Đối với khách đi lẻ chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng nó góp phần rất quan trọng trong việc tăng doanh thu của khách sạn, nguồn khách này chủ yếu là do khách sạn tự khai thác.

Trong thời gian tới để thu hút lượng khách đi lẻ đi du lịch nhiều hơn nữa ảnh của khách sạn ra thị trường, làm cho khách sạn có một chỗ đứng trong đầu khách hàng khi họ đi du lịch thì khách sạn sẽ thu hút được nhiều khách lẻ hơn trong tương lai.

c. Phân theo quốc tịch:

Nguồn khách đến khách sạn trong thời gian qua rất đa dạng, phong phú và khách đến từ nhiều nước khác nhau. Mỗi nước đều có nét đặc thù riêng, có phong tục tập quán khác nhau. Do vậy ta phân tích cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch để biết được đối tượng khách nào chiếm ưu thế trên cơ sở đó nắm bắt được nhu cầu và đặc điểm tâm lý khách để trong quá trình phục vụ đáp ứng được những mong đợi của khách.

Bảng 10. Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh SL TT% SL TT% SL TT% 2003/200 2 2004/2003 C L % CL % Tổng 93 2 100 1.028 100 1.079 100 96 110,3 51 104,96

Pháp 43 2 46,35 460 44,75 471 43,65 28 106,48 11 102,39 Mỹ 15 0 16,09 162 15,76 169 15,66 12 108 7 104,32 Nhậ t Bản 126 13,52 145 14,11 154 14,27 19 115,08 9 106,21 Trung Quố c 80 8,58 89 8,66 102 9,45 9 111,25 1 3 114,61 Thái Lan 54 5,79 65 6,32 70 6,81 11 120,37 5 107,69 Các nướ c khác 90 9,66 107 10,41 113 10,47 1 7 118,89 6 105,61 Nhận xét:

Sở dĩ nguồn khách Pháp và Mỹ chiếm tỷ trọng cao là vì hai nước này từng tham chiếm ở Việt Nam. Họ muốn trở lại thăm chiến trường xưa, tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.

Nhật Bản cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách quốc tế và tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt khách Trung Quốc, Thái Lan trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể năm 2003 so với 2003 khách Trung Quốc tăng 13 lượt khách, khách Thái Lan tăng 5 lượt khách.

Nguyên nhân khách Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc có xu hướng tăng nhanh là do những nước này có nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu du lịch của cư dân rất lớn.

Trong 3 năm qua, khách sạn đã thu hút được lượng khách rất lớn ở các nước châu Á và đây cũng là lượng khách đến khách sạn nhiều nhất trong những năm qua.

d. Phân theo độ tuổi:

Trong các chỉ tiêu về khách thì chỉ tiêu về độ tuổi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì ở mỗi độ tuổi khác nhau, con người có những nhu cầu đặc điểm khác nhau, tâm lý, sở thích khác nhau. Vì vậy việc phân loại từng mảng khách về độ tuổi là một việc làm hết sức quan trọng.

Bảng 11: Cơ cấu khách theo độ tuổi

Độ tuổi

2002 2003 2004 SL

1. Tuổi từ 25 - 35 720 30,176 832 31,622 860 31,136 2. Tuổi từ 35 - 55 1.341 56,202 1.450 55,112 1.568 56,770 3. Tuổi trên 55 325 13,621 349 13,264 334 12,096 4. Tổng số 2.386 100 2.631 100 2.762 100 Nhận xét:

Qua bảng thống kê cơ cấu khách theo độ tuổi đã phân thành 3 nhóm chủ yếu. Trong đó độ tuổi từ 25 - 35 và 35 - 55 tuổi chiếm đa số, 2 độ tuổi này luôn luôn giữ vị trí ưu thế trong cơ cấu khách.

Năm 2002 tuổi từ 25 - 35 là 720 khách chiếm 30,176% tổng số khách lưu trú tại khách sạn, đến năm 2003 tăng lên đến 832 khách chiếm 31,622% và đến năm 2004 thì tăng lên 860 chiếm 31,136%. Lứa tuổi này thường ít kinh nghiệm đi du lịch nên họ thường được đi theo đoàn và khả năng chi tiêu thấp.

Lứa tuổi từ 35 - 55 vẫn là lực lượng nòng cốt trong cơ cấu khách năm 2002 là 1341 khách chiếm 56,202%. Lứa tuổi này là những người có công ăn việc làm, lứa tuổi này thường khẳng định vị trí xã hội của mình qua việc chi tiêu.

Lứa tuổi trên 55 tuổi cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu khách. Lứa tuổi này đi du lịch vì mục đích nghỉ ngơi là chính, họ có yêu cầu cao về chất lượng phục vụ, lứa tuổi này có khả năng thanh toán cao, Vì vậy khách sạn cần có biện pháp khai thác khách hàng này nhằm thu hút nhiều hơn nữa loại khách tiềm năng này đến lưu trú.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút khách nội địa tại khách sạn thanh lịch (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w