Những cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam khi gia nhập

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 41)

IV. Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán việt Nam:

3. Những cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam khi gia nhập

khi gia nhập WTO:

Cam kết gia nhập WTO, đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường chứng khoán (TTCK) là tương đối thông thoáng và cởi mở. Việt Nam đồng ý cho phép các DN nước ngoài được phép thành lập liên doanh với số vốn không quá 49% ngay tại thời điểm gia nhập WTO và sau 5 năm đến 2012, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập DN có 100% vốn của mình và được hoạt động dưới hình thức chi nhánh để kinh doanh một số nghiệp vụ.

Theo cam kết này, các nhà đầu tư ở nước ngoài được thực hiện một số hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam như cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp và chuyển thông tin tài chính..., Nhà nước cũng không có hạn chế đối với việc các nhà đầu tư ở Việt Nam hoạt động kinh doanh tại TTCK ở nước ngoài. Đó sẽ là cơ hội để TTCK hoàn thiện hơn song cũng tạo ra không ít những thách thức.

4.1. Cơ hội

Các chuyên gia cho rằng, việc mở cửa sâu rộng sẽ tạo nhiều cơ hội cho TTCK Việt Nam. Hội nhập sẽ giúp cho các nhà quản lý Việt Nam có điều kiện tiếp cận nhanh và sâu rộng hơn kinh nghiệm quốc tế và quản lý công nghệ tiên tiến.

Thông qua quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế, cơ quan quản lý TTCK sẽ được nâng cao trình độ hiểu biết và giúp cho công tác lĩnh vực hoạch định chính sách ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Với việc thực hiện cam kết mở cửa, trong thời gian qua và trong tương

lai, TTCK Việt Nam sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đây là một trong những mục đích chính của việc ra đời và hoạt động của TTCK Việt Nam.

Thực tế cho thấy, bắt đầu từ cuối năm 2006 và đầu năm 2007, TTCK đã khởi sắc hơn nhiều. Vốn hóa TTCK đang tăng rất nhanh. Hiện, tổng giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam đạt khoảng 423.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP, tăng so với mức năm 2006 là 255.000 tỷ đồng, chiếm 22,6% GDP.

Đầu tháng 8/2007, Chính phủ đã phê duyệt đề án của Bộ Tài chính theo đó mức vốn hóa giá trị TTCK Việt Nam dự kiến chiếm 50% GDP vào năm 2010. Tuy nhiên với việc nhiều công ty mới sẽ niêm yết lên sàn từ nay đến cuối năm và dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào ngày càng nhiều, các chuyên gia chứng khoán nhận định tỷ lệ vốn hóa giá trị TTCK Việt Nam sẽ tăng đáng kể trong những tháng cuối năm và sẽ vượt con số 40% GDP hiện nay. Cũng theo các chuyên gia, giá cổ phiếu tăng nhanh cũng là một trong những yếu tố đẩy tỷ lệ vốn hóa của TTCK tăng.

4.2. Thách thức

Thách thức rõ nhất là TTCK Việt Nam mới ở trong giai đoạn đầu tiên của sự phát triển, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện về mặt chính sách, tổ chức và quản lý thị trường, trình độ công nghệ thấp. Thách thức này sẽ ngày càng rõ nét khi mà các cam kết tự do hóa của Việt Nam được thực hiện theo lộ trình. Do năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam còn thấp nên khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam sẽ còn hạn chế, dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động gây hậu quả tiêu cực. Nền kinh tế chưa đủ sức hấp thụ nguồn vốn lớn trong khi công tác quản lý các luồng vốn vào cấp độ vĩ mô, công tác dự đoán, dự báo còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân từng gây ra khủng hoảng tài chính ở nhiều nước.

Bên cạnh đó, một trong những thách thức mang tính truyền thống ở các quốc gia khác cũng đã xuất hiện ở Việt Nam trong tiến trình mở cửa,

hội nhập là sự quan ngại về nguy cơ thị trường bị biến dạng do các nước áp đặt các điều kiện, quy chế khắt khe hay các nguyên tắc của bản thân họ, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Khả năng lây lan rủi ro và những biến động từ thị trường bên ngoài tác động đến thị trường trong nước.

Trên thực tế, nguồn vốn nước ngoài đã liên tục đổ vào TTCK Việt Nam trong khi Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 với nhiều quy định, quy chế vẫn còn đang trong quá trình xem xét và thảo luận. Tại một cuộc họp báo mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng công bố, trong 6 tháng đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước mua vào dự trữ 9 tỷ USD, tương đương với 144.000 tỷ đồng thay vì con số 7 tỷ USD (tương đương 112.000 tỷ đồng) như nhiều thông tin trước đó.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong số 9 tỷ USD mà Ngân hàng Nhà nước mua vào thì có tới 6 tỷ USD từ đầu tư gián tiếp (FII). Các chuyên gia cho rằng, dòng vốn này từ các quỹ, nhà đầu tư nước ngoài chảy vào để đợi Chính phủ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các ngân hàng hay các tập đoàn kinh tế như Vietcombank, Incombank, Tập đoàn Dầu khí... Cũng theo nhận định của các chuyên gia thì, dòng vốn này sẽ tiếp tục chảy vào khoảng 3-4 tỷ USD trong những tháng còn lại của năm 2007.

Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, dòng vốn FII và kiều hối chảy vào Việt Nam và “đó là vận đỏ của nền kinh tế”. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý sẽ chuẩn bị như thế nào để... đón nhận vận đỏ này. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại dòng vốn này sẽ tác động lên CPI và có thể sẽ gây lạm phát. Bởi lẽ, sau IPO, DN sẽ thu về một lượng thặng dư cổ phần khổng lồ vào đầu tư. Các đợt phát hành gần đây của một số DN và tình trạng phát hành cổ phiếu trong các ngân hàng là những ví dụ. Một khi đồng vốn sinh lời thấp sẽ dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp. Hiệu quả đầu tư thấp nhưng lại cứ

đổ vốn vào sẽ đi đến tăng trưởng nóng và lợi nhuận thấp. Từ đó, nền kinh tế lâm vào nợ nần và sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính?

Giải pháp trước mắt để đối phó với tình huống này, theo một chuyên gia, là các DN chỉ nên thực hiện thu hút vốn khi thực sự cần vốn và có phương án sử dụng vốn có hiệu quả. Tránh tình trạng nương dựa vào sự bùng nổ của TTCK, phát hành cổ phiếu không tính toán thận trọng để thu về một lượng thặng dư lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ nhưng sử dụng không hiệu quả.

MỤC LỤC

PHẦN I: CƠ SƠ LÝ LUẬN...1

I. Thị trường chứng khoán sơ cấp:...1

1. Khái niệm và chức năng :...1

2. Các chủ thể phát hành chứng khoán:...1

3. Các phương thức phát hành chứng khoán và quản lý nhà nước đối với việc phát hành chứng khoán :...1

4. Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO):...2

II. Sở giao dịch chứng khoán:...2

1. Khái niệm và chức năng :...2

2. Tổ chức của sở giao dịch chứng khoán:...2

3. Niêm yết chứng khoán: ...2

III. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán:...3

1. Cổ phiếu...3

2. Trái phiếu...5

IV. Thị trường phi tập trung OTC:...12

PHẦN II: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...13

I. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam...13

1. Điều kiện cần thiết để hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam...13

2. Khái niệm thị trường chứng khoán...16

3. Chức năng của thị trường chứng khoán...17

II. Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam...19

1. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)...19

2. Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ...20

3. Các công ty chứng khoán (CTCK)...20

4. Các nhà đầu tư chứng khoán...21

5. Các tổ chức phụ trợ khác...21

III. Vai trò của thị trường chứng khoán...22

1. Là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm đó vào đầu tư...22

2. Huy động vốn cho nền kinh tế...22

3. Làm giảm và kiểm soát lạm phát...23

5. Cung cấp thông tin cần thiết về các loại cổ phiếu, trái phiếu và khả năng sinh lợi

của chúng...23

6. Điều tiết phát hành cổ phiếu...23

7. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn…...24

8. Là nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài...24

IV. Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán việt Nam:...25

1.Một số chỉ tiêu chung cho thị trường chứng khoán Việt Nam:...25

2.Mức độ bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam:...33

3. Những cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam khi gia nhập WTO:...35

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ******** ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w