5.1. Tình hình lạm phát:
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2007 đã tăng 6,19% so với tháng 12-2006 và tăng 8,39% so với tháng 7-2006. Đây là mức tăng cao hơn tốc độ tăng 4,4% của cùng kỳ năm 2006.
Biểu 13: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và các nước trong khu vực
Việt Nam Trung
Quốc Thái Lan Malaixia Inđônêxia 5 tháng đầu năm 2007 4,3% 2,9% 1,7% 2,2% 1,8%
Năm 2006 6,6% 1,7% 3,5% 3,2% 6,6%
Năm 2020 8,4% 1,8% 4,5% 3,1% 10,5% Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á và số liệu chính thức từ cơ quan thống kê của các nước.
Biểu 14: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 9 năm 2007 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 9 năm 2007
Tháng 9 năm 2007 so với: Chỉ số giá 9 tháng năm 2007 so với cùng kỳ 2006 Kỳ gốc (2020) Tháng 9-2006 Tháng 12- 2006 Tháng 8-2007 Chỉ số giá tiêu dùng 116.09 108.80 107.32 100.51 107.53
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 121.14 113.32 107.32 100.51 107.53
Trong đó: Lương thực 124.81 116.21 110.57 101.02 109.64 Thực phẩm 119.91 113.12 107.96 100.85 114.90 Đồ uống và thuốc lá 112.83 105.65 112.18 101.26 107.86 May mặc, giày dép và mũ nón 111.66 105.94 104.53 100.06 106.05 Nhà ở và vật liệu xây dựng 119.01 109.47 104.75 100.31 106.12 Thiết bị và đồ dùng gia đình 112.21 106.17 109.66 100.43 109.95 Dược phẩm, y tế 111.16 106.20 104.25 100.25 106.37
Phương tiện đi lại, bưu điện 110.87 100.49 105.20 100.91 104.60
Trong đó: Bưu chính viễn thông 93.79 97.72 102.71 99.16 103.44 Giáo dục 107.57 103.43 97.97 99.57 97.33 Văn hoá, thể thao, giải trí 106.47 103.03 101.62 100.39 103.75 Đồ dùng và dịch vụ khác 114.92 108.55 102.24 99.11 103.66
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 155.80 109.88 105.73 100.42 107.49CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 102.55 101.47 101.05 100.57 100.73 CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 102.55 101.47 101.05 100.57 100.73
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,51% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng của tháng 8 và thấp nhất trong 5 tháng gần đây (Tháng 5 tăng 0,77%; tháng 6 tăng 0,85%; tháng 7 tăng 0,94%; tháng 8 tăng 0,55%). Đây là kết quả bước đầu của việc khẩn trương thực hiện Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 1/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường.
Trong tháng 9, ngoài giá lương thực tiếp tục tăng cao, còn có hai nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là: Thực phẩm tăng 1,26%, cao hơn tốc độ tăng 0,92% của tháng trước (Một số địa phương có chỉ số giá thực phẩm tăng cao trong tháng này là: Vĩnh Long tăng 2,31%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,67%; Phú Thọ tăng 1,61%; Kiên Giang tăng 1,44%); nhóm hàng dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 0,91% so với tốc độ tăng 0,65% của tháng trước và là tháng có tốc độ tăng giá cao nhất trong 9 tháng vừa qua. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại tăng phổ biến 0,3-0,4%, trong đó nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; giáo dục tăng 0,39%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%. Trong tháng này đã có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá, đó là phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,84%; văn hóa, thể thao giải trí giảm 0,89%. Riêng nhóm hàng may mặc, giày dép, mũ nón tuy chỉ tăng 0,31%, nhưng đáng lưu ý là giá mũ bảo hiểm tháng này tăng tới 6,43%, trong đó một số địa phương tăng khá cao như: Hà Nội tăng 7,6%; Yên Bái tăng 13%; Thái Nguyên tăng 16,2%; Gia Lai tăng 18,5%; Phú Yên tăng 32%; Ninh Bình tăng 32,3%.
Tính chung 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/2006 tăng 7,32%, trong đó giá thực phẩm tăng 12,18%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 9,66%; lương thực tăng 7,96%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại chỉ tăng dưới 6%.
Nếu so với bình quân 9 tháng năm 2006 thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 7,53%, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng lương thực với tốc độ tăng bình quân 14,9%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 9,95%; hàng thực phẩm tăng 7,86%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,44-6,37%.
5.2. Nguyên nhân:
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát của 7 tháng đầu năm: - Tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm và vàng lùn (lúa) nghiêm trọng, cộng với thời tiết không thuận lợi, trong khi việc nhập khẩu các mặt hàng này bị hạn chế, đã làm giảm mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm, đẩy giá lương
thực thực phẩm tăng cao.
- Giá một số hàng hóa đầu vào cơ bản trên thế giới tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu, phôi thép, than đá, cà phê hạt... Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm tăng khối lượng nhập khẩu các loại đầu vào cơ bản. Còn việc tăng mạnh xuất khẩu than và cà phê khi giá hai mặt hàng xuất khẩu này tăng cao
cũng gây hiệu ứng tăng giá trong nước.
- Ngân hàng Nhà nước mua 7 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa với việc “ném” ra thị trường hơn 110.000 tỷ đồng (hơn 10% GDP), tạo nên sức “cầu kéo” rất mạnh đối với giá cả.