KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1 Kết luận chung

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non (tt) (Trang 25 - 26)

1. Kết luận chung

1.1. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, luận án khẳng định rằng:

- Tính TL là khả năng của đứa trẻ tự đưa ra sự lựa chọn, tự hành động, thao tác với sự cố gắng của bản thân trẻ để thực hiện mục đích đề ra.

- Trẻ 3- 4 tuổi, giai đoạn đang có những bước chuyển biến lớn trong tâm lý và đã xuất hiện biểu hiện tự lập. Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tính TL của trẻ 3 – 4 tuổi.

- CĐSHHN một trong những phương tiện rất quan trọng bởi sự đa dạng, phong phú của các hoạt động trong một ngày với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt của GV sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non.

1.2. Kết quả điều tra thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi trong CĐSHHN ở một số trường MN trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá cho thấy: mức độ biểu hiện tính TL của trẻ 3 - 4 tuổi chưa cao, chủ yếu tập trung ở mức độ TB và thấp.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi ở một số trường MN, luận văn xây dựng và đề xuất 6 biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN. Các biện pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ 3- 4 tuổi, đảm bảo tính mục tiêu, tính hệ thống và phát triển, tính khả thi và thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của CĐSHHN cũng như việc tổ chức CĐSHHN ở trường mầm non.

1.4. Thông qua TN, luận án đã chứng minh rằng 6 biện pháp được đề xuất thực sự hiệu quả và khả thi trong các trường MN trên địa bàn Thành Phố Thanh Hóa hiện nay. Các biện pháp đã tạo ra điều kiện thuận tiện, tối giản hóa sự giúp đỡ của GV để khuyến khích trẻ tự bộc lộ nhu cầu, tự khẳng định mình, tự làm, tự cố gắng để hoàn thành công việc và hoàn thiện mình hơn.

thông qua CĐSHHN cho thấy mức độ biểu hiện tính TL của nhóm TN cao hơn so với trước TN và với trẻ nhóm ĐC, đồng thời phép thử T – test cho kết quả kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa. Kết quả đó đã chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non (tt) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w