- Thông tư 15/2019 15/2019/TTBYT có hiêu lực từ ngày 01/09/2019, việc đấu
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2.1 VỀ SẢN XUẤT:
- Lên phương án xây dựng nhà máy mới đạt chuẩn GMP-EU hoặc GMP-PICS để tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về chuyên môn và tay nghề cho người lao động để đáp ưng với nhu cầu qua từng giai đoạn khác nhau.
- Phát huy sảng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất lao động, nâng cấp hệ thống sản xuất và chất lượng, áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, chống lãng phí để giảm chi phí vốn.
- Liên tục cải thiện môi trường làm việc và tạo điều kiện cho nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý của doanh nghiệp để gia tăng sự hiểu biết và gắn kết với công ty.
- Ứng dụng các phầm mềm quản lý trông quá trình sản xuất để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.2.2 VỀ KINH DOANH
- Mở rộng kênh OTC - bán hàng trực tiếp qua các hiệu thuốc: tập trung vào
kênh OTC khai tối đa các khách hàng tiềm năng, phát triển thêm khách hàng. Gia tăng thị phần thông qua chuỗi bán lẻ.
- Phát triển các chuỗi bán lẻ dược phẩm: Xây dựng chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn
GPP cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người bệnh. Tăng doanh thu và tăng lợi doanh chênh lệch giá bán buôn và bán lẻ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong mở rộng thị trường dược phẩm trực tuyến: cũng cố hệ thống trang web về thông tin sản xuất, thiết kế lại thêm vào
tính năng đặt hàng qua web, Thiết kế và đặt mua app bán hàn qua smarphone.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một vấn đề khá phổ biến song nó rất khó khăn, và không bao giờ có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp với muôn vàn các đặc điểm, tính chất khác nhau. Mỗi giải pháp chỉ giải quyết hiệu quả với thực lực, thực trạng riêng của từng doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, bắt buộc các doanh nghiệp ngày càng đổi mới tư duy trong sản
xuất kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng các nguồn lực của mình một cách tốt nhất nhằm cải thiện kết quả và hiệu quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển nguồn vốn, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như: giảm tỷ lệ thất nghiệp, tiết kiệm các nguồn lực, nguồn tài nguyên và thúc đẩy xã hội phát triển.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là một bài toán khó cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nói chung và tại Công ty CP XNK Y tế Domesco nói riêng. Bởi vì để có được lợi nhuận không phải là dễ, các doanh nghiệp phải đưa ra rất nhiều giải pháp để phù hợp với từng thời kỳ mà nhà nước phải áp dụng các chính sách khác nhau. Nếu xí nghiệp không giải quyết được bài toán này thì khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực đang tới gần sẽ làm cho vị thế của công ty trên thị trường khó mà đứng vững. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều bộ phận, sự thống nhất và quyết tâm của toàn bộ ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bên cạnh đó còn một phần không thể thiếu được đó là sự hỗ trợ của nhà nước và bộ y tế thông qua các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toàn ngành dược nước ta phát triển sánh ngang tầm với nền công nghiệp dược khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thu Thủy (2017), Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Cảng HẢI PHÒNG – Chi Nhánh Cảng Chùa Vẽ, Luận Văn Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng
2. Nguyễn Đình Sáu, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp dược phẩm TW I, Luận văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế,
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
3. Báo cáo tài chính năm 2019 – Công ty CP XNK Y Tế Domesco 4. Báo cáo thường niên 2019 – Công ty CP XNK Y Tế Domesco