Về phía các tổ chức tư vấn, đánh giá

Một phần của tài liệu áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính nhà nước (Trang 33 - 35)

III. Phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt ISO 9000 trong dịch vụ

2. Những đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt ISO 9000 trong DVHC

2.4. Về phía các tổ chức tư vấn, đánh giá

Không phải tổ chức nào khi muốn áp dụng HTQLCL ISO 9000 đều có đủ khả năng triển khai chương trình, không phải tổ chức nào cũng có đủ điều kiện tiên quyết về nguồn lực, kinh nghiệm, nhất là trong trường hợp tự thực hiện xây dựng các hệ thống quản lý theo ISO. Chính vì vậy, phương án lựa chọn nhà tư

vấn để hướng dẫn, hỗ trợ mình trong việc xây dựng, đưa vào vận hành các hệ thống quản lý một cách có hiệu lực và hiệu quả thực sự.

Chất lượng của nhà tư vấn cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

 Tính chuyên nghiệp của các chuyên gia tư vấn: tư cách, phẩm chất, trình độ học vấn, các kiến thức chuyên môn và tổng hợp, các kỹ năng, kinh nghiệm đã trải qua trong lĩnh vực tư vấn liên quan…

 Sự hợp tác: nhà tư vấn phải đặt vào vị trí một thành viên của tổ chức để tăng cường tối đa sự hợp tác giữa tư vấn với các cán bộ của tổ chức vì mục tiêu chung tránh việc hình thành khoảng cách “vô hình” giữa hai bên sẽ làm giảm hiệu quả hợp tác, nếu có chỉ vì để đối phó.

 Chuyên gia tư vấn phải có khả năng đáp ứng nhanh, hiệu quả mọi nơi, mọi lúc để hướng dẫn hỗ trợ tổ chức tháo gỡ các vướng mắc khi thực hiện dự án.  Các tổ chức tư vấn cần tạo thêm uy tín cho mình thể hiện qua việc được

khách hàng chấp nhận rộng rãi. Điều này không chỉ đúng với các tổ chức tư vấn đã có được một danh sách khách hàng tư vấn thật dài, mà còn với những hoạt động, thành tích khác mà tổ chức tư vấn đó đã đạt được vì lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

 Nội địa hóa công tác chứng nhận, nội địa hóa đội ngũ chuyên gia tham gia xây dựng và áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế. Chủ động một lực lượng chuyên gia đủ mạnh về lượng và chất để sẵn sàng tham gia dự án khi cần thiết, để đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án. Trước đây, việc tư vấn hoàn toàn phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, chưa phát huy được nguồn lực trong nước, do đó chi phí rất đắt.

Thêm nữa, chúng ta chưa có chế tài đối với những người, những cơ quan trong nước làm dịch vụ tư vấn, đánh giá và cấp chứng chỉ ISO. Đây là một lỗ hổng lớn dẫn đến tình trạng chất lượng của chứng chỉ ISO 9000 cấp cho các đơn vị nhiều khi không đạt yêu cầu. Hệ thống pháp luật nên có những văn bản bổ sung chế tài về vấn đề này.

Một phần của tài liệu áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính nhà nước (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w