3. NGUYÊN NHÂN
PHẦN III: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG VỆ SINH CỦA SẢN PHẨM THUỶ HẢI SẢN CHẾ BIẾN Ở NƯỚC TA
PHẨM THUỶ HẢI SẢN CHẾ BIẾN Ở NƯỚC TA
Quản lý kênh phân phối:
Doanh nghiệp có thể là người trực tiếp phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Nếu doanh nghiệp không trực tiếp phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn cho các nhà phân phối cách bảo quản, cách phân biệt sản phẩm thật giả, thời hạn sử dụng.
Doanh nghiệp phải phối hợp với các nhà phân phối để có kế hoạch thu hồi các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc gần hết hạn sử dụng, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng.
Doanh nghiệp có thể mở các trung tâm bồi dưỡng cán bộ, công nhân do các chuyên gia trong công ty tư vấn các lĩnh vực hoặc là thuê các chuyên gia từ bên ngoài về tư vấn thông qua các bài giảng về chất lượng nhằm nâng cao tầm hiểu biết của công nhân về vai trò chất lượng cũng như ý thức của từng người.
Trong công ty thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về vệ sinh an toàn thực phẩm với sự tham gia của mọi thành viên từ giám đốc cho đến các cán bộ công nhân viên. Thông qua đó tuyên truyền cho mọi người tầm quan trọng của chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tay nghề cho công nhân bằng cách gửi họ đến đào tạo tại các trung tâm dạy nghề, các trường đào tạo. Để công việc này được thành công doanh nghiệp phải có các chính sách khuyến khích như : không mất tiền học phí, đảm bảo lương, có cơ hội thăng tiến.
Quản lý thống nhất toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm
Giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp phải có mối quan hệ qua lại thường xuyên để nhà cung cấp hiểu biết được doanh nghiệp đang sản xuất cái gì, cần nguyên liệu gì, chất lượng ở mức nào.
Doanh nghiệp phải có chế độ đãi ngộ nhà cung cấp như là thưởng vào dịp cuối năm. Các bằng khen công nhận thành tích của họ .
Doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ các nhà cung cấp như nguồn gốc của nguyên vật liệu, chế độ nuôi dưỡng nguyên liệu đó, trong quá trình vận chuyển các nguyên liệu có thể được bảo quản không
Quản lý nhà nước
Nhà nước phải có các chính sách qui định về vấn đề an toàn thực phẩm, có các chế độ thưởng , tuyên dương đối với các doanh nghiệp có thành tốt về chất lượng. Phạt đối với các doanh nghiệp thực hiện không đúng qui định.
Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra đánh giá về chất lượng. Phải có bộ máy quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương về thực phẩm.
Phải có chính sách quản lý chặt chẽ về các qui định đối với việc sử dụng các chất phụ gia thực phụ gia thực phẩm, các chất bảo quản. Những chất này khi sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Người tiêu dùng có thể nắm bắt được các công dụng, chức năng, dễ dàng tiện lợi trong việc sử dụng thì trên mọi bao bì sản phẩm doanh nghiệp phải ghi rõ các công dụng, chức năng, cách thức sử dụng, bảo quản và những tác hại có thể xảy ra nếu không thực hiện đúng cách.
Chính sách hay thay đổi, không ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, còn mang tính bao cấp, quản lý phân đoạn. Chưa gắn quản lý nhà nước với thị trường chặt chẽ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp thường chậm trễ. Do đó nhà nước cần phải có sự thay đổi để nhanh chóng giải quyết các khó khăn.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp có thể áp dụng HACCP, SQF, ISO22000 trong toàn tổ chức.
Xây dựng các chính sách, mục tiêu cho công ty khi áp dụng những tiêu chuẩn đó
Có kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức cho mọi người trong công ty hiểu được vai trò của việc áp dụng các tiêu chuẩn đó, lợi ích thu được từ việc áp dụng các tiêu chuẩn đó
Để thực hiện thành công HACCP, SQF, ISO 22000 nên bắt đầu từ nông trường và kết thúc với việc chuẩn bị thực phẩm riêng biệt, hoặc ở khách sạn hoặc ở nhà. Tại nông trường, có những hoạt động được thực hiện để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn xảy ra, như việc kiểm tra cho ăn, bảo vệ hệ thống vệ sinh nông trường, thực hành những thói quen quản lý tốt sức khoẻ vật nuôi. Trong chế biến, sự nhiễm bẩn cần phải được ngăn chặn trong suốt quá trình. Một khi những sản phẩm thịt lợn, thịt gà rời khỏi nơi nuôi trồng cần phải có sự kiểm soát tại những địa điểm chuyên chở, cắt giữ và phân phối. Trong cửa hàng bán lẻ, hệ thống vệ sinh, giữ lạnh, cất giữ và việc thực hiện mua bán thích hợp sẽ ngăn chặn sự nhiễm bẩn. Cuối cùng, tại các khách sạn, dịch vụ thực phẩm và
gia đình, người sử dụng thực phẩm phải cất giữ, sử dụng, chế biến thực phẩm một cách đúng đắn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
KẾT LUẬN
Sản phẩm của nước ta tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó thì chất lượng sản phẩm chưa thực sự đượcquan tâm một cách thích đáng. Do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng giữ vững được uy tín trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.Nhà nước cũng cần có các chính sách khuyến khích và phạt đối với các doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.