Phương hướng phát triển và kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu BCTQ về công ty dệt may việt nam (Trang 30 - 33)

1. Phương hướng phát triển

Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới, trước hết là căn cứ theo chiến lược phát triển chung cho toàn ngành theo quyết định của thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ/TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 (phụ lục 1) và theo sự chỉ đạo của tập đoàn dệt may Việt Nam. Trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010 có một số nội dung quan trọng là một phần làm cơ sở cho các doanh nghiệp đề ra phương hướng hoạt động như: các chỉ tiêu về tổng sản lượng của ngành sản xuất (bông, sợi, vải…) , chiến lược phát triển vùng nguyên liệu, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành.

Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư cho trang thiết bị và dự án trong giai đoạn 2001 – 2005 và giai đoạn 2005 – 2010.

Từ những chỉ tiêu và nguồn vốn dự tính mà tập đoàn được giao, tập đoàn sẽ xem xét, phân bổ các nguồn lực và chỉ tiêu cho các Công ty. Trên cơ sở là chiến lược có tính quy hoạch chung cho toàn ngành đó, Công ty cũng đánh giá được tiềm năng của thị trường nội địa cũng như đánh giá được khả năng trong hoạt động xuất khẩu. Đối với hoạt động xuất khẩu, Công ty tiếp tục khai thức tốt thị trường hiện có và các mặt hàng truyền thống, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu để mở rộng thị trường và phát triển các mặt hàng mới. Nâng cao thị phần trong nước với việc tập trung nghiên cứu, thiét kế mẫu sản xuất và cung ứng các mặt hàng thời trang đáp ứng nhu cầu và phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Xây dựng thương hiệu của Công ty thông qua việc tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu hình ảnh của Công ty.

2. Thuận lợi, khó khăn trong phương hướng hoạt động.

* Thuận lợi

- Trong quá trình hoạt động, công ty luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo, các ban của Tập đoàn dệt may Việt Nam đặc biệt trong công tác xúc tiến xuất khẩu, cấp phát vốn.

- Tập thể lãnh đạo Công ty: cơ bản là thống nhất và chấp hành nghiêm túc mọi chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn. Chịu khó, biết tận dụng các mối quan hệ để làm tốt công tác khai thác nguồn hàng, khách hàng. Mạnh dạn vượt qua những thách thức để có những bước đột phá trong hướng kinh doanh mới. Hoà hợp với CBCNV tạo môi trường làm việc thân thiện.

- CBCNV đồng thuận: thể hiện rõ trong việc phần lớn mọi người đều muốn được làm việc hăng say với công việc, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn giao. Qua đó các mặt hoạt động của Công ty từng bước đi vào nền nếp, đặc biệt là công tác quản lý kinh doanh, công tác tài chính đã được tăng cường và có nhiều giải pháp hữu hiệu. Thu nhập của cán bộ CNV được bảo đảm, người lao động yên tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của lãnh đạo Công ty. Đây là những thuận lợi cơ bản để Công ty thực hiện tốt được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Tập đoàn giao và là tiền đề vững chắc cho những bước phát triển cho các năm tiếp theo.

* Khó khăn:

- Khi hợp nhất Công ty cũng gặp một số khó khăn tác động tới kết quả kinh doanh đó là:

+ Hai Công ty có những khách hàng truyền thống, mặt hàng kinh doanh bị trùng lắp dẫn đến tác động làm giảm doanh thu.

+ Vốn tồn đọng do công nợ khó có khả năng thu hồi và hàng tồn kho ứ đọng của các đơn vị cũ để lại ( Theo đánh giá của Ban kiểm soát, phần phải trích lập dự phòng theo chế độ quy định: 15,772 tỷ, đã trích lập: 2, 510 tỷ, số còn phải trích: 13,262 tỷ, như vậy vốn thực chất hoạt động của Công ty chỉ còn: 25 tỷ 655).

+ Nề nếp và phong cách làm việc có sự khác nhau cần có thời gian để hoà nhập.

+ Tâm lý CBCNV khi sát nhập cũng bị dao động, một số cán bộ công nhân viên chưa thực sự hăng say trong công việc, nên ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Về tình hình thị trường: Giá nhiên liệu xăng dầu có nhiều biến động, đặc biệt là trong thời gian gần đây giá nguyên liệu xơ tăng cao (trên 30%) cộng thêm với việc nhà nước áp thuế nhập khẩu 5% đối với xơ nhập ngoài khối ASEAN làm tăng giá thành trong khi đầu ra không tăng kịp dẫn đến sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn, đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt về giá và bản thân các doanh nghiệp may đã chủ động trong công tác XNK. Việc xuất nhập khẩu tổng hợp khác không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hoạt động của các doanh nghiệp khác như việc nhập khẩu máy móc cho các dự án, việc xuất khẩu cà phê…

3. Kế hoạch kinh doanh năm 2007

Từ nhận định về những thuận lợi, khó khăn trước mắt cùng với việc đánh giá được mặt mạnh, mặt hạn chế, tồn tại và với tinh thần phấn đấu vì sự phát triển của Công ty. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2007 với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

1. Doanh thu: Phấn đấu đạt 810 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006

2. Chỉ tiêu hiệu quả:

- Lợi nhuận: 2.082 triệu đồng - Kinh phí nộp: 1868 triệu đồng

- Lợi nhuận cộng kinh phí: 4760 triệu đồng (đạt 12% trên vốn giao) 3. Kim ngạch xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu tính đủ nguyên phụ liệu: 750.000.000 USD 4. Kim ngạch nhập khẩu: 22.000.000 USD

5. Thu nhập bình quân: 3.700.000đ/người/tháng

Một phần của tài liệu BCTQ về công ty dệt may việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w