NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THÉP VIỆT NAM
3.2. Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam
thép Việt Nam
Từ việc phân tích thực trạng về cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam và những nguyên nhân yếu kém của nó, đồng thời qua những bài học rút ra từ thực tế cạnh tranh của công nghiệp một số nước ASEAN. Chúng ta cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thép thông qua các hướng sau:
Trong thời gian vài năm tới, các doanh nghiệp thép nên tập trung vào các sản phẩm thép cơ bản phục vụ cho các nganh xây dựng, cơ khí, đóng tàu và các sản phẩm thép có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau bằng việc sử dụng các công nghệ mới tương đối hiện đại với quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế về quy mô. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp thép phải thường xuyên phát triển năng lực marketing, chú trọng tích luỹ khả năng nghiên cứu kết hợp với triển khai và phát triển; xây dựng hình ảnh nhãn hiệu cho sản phẩm thép Việt Nam bằng cách đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng sản phẩm và dich vụ kem theo của khách hàng, chú trọng vào việc xây dựng các môi quan hệ chặt chẽ với khách hàng cuối cùng và các nhà phân phối.
Để cắt giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chi phí một cách chặt chẽ, tìm cách cắt giảm các khoản chi phí có thể. Muốn vậy cần phải áp dụng mô hình quản lý tiên tiến. Sử dụng công nghệ hoiện đại và cải tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. việc sản xuất thép đi từ công nghệ lò cao là có hiệu quả, song phải lựa chọn phương thức và bước đi thích hợp.
Đầu tư mới và mở rộng công suất các nhà máy ở mức khoảng 700 – 800 nghìn tấn/năm. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí cố định, để giảm giá thành sản xuất. Những cơ sở sản xuất thép có công nghệ quá lạc hậu, kém hiệu quả nên chấp nhận loại bỏ. Tuy nhiên, nên lưu ý không nên phát triển hạ nguồn những nhà máy cán thép xây dựng nữa, vì công suất đã quá dư thừa mà cần phải đầu tư vào các nhà máy cán thép hình, ống, tấm… xây dựng và thực thi
các dự án đầu tư từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Đẩy mạnh năng lực sản xuất phôi thép trong nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất thép trong nước nhằm giảm lượng thép nhập khẩu tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng lao động trong ngành thép để thích nghi với điều kiện cạnh tranh trong nước và khu vực. Nành thép cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo ( các trường đại học, viên nghiên cứu,trường dạy nghề ) để đào tạo đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân bậc cao thích ứng với công nghệ hiện đại.
Nhà nước cũng cần đầu tư cho đào tạo đội ngũ chuyên gia ( kể cả đào tạo ở nước ngoài ), tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển ngành thép, xúc tiến vĩ mô hỗ trợ ngành thép. Tuy nhiên, Nhà nước không nên chi từ ngân sách cho họat động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành thép, mà doanh nghiệp phải tự tìm cách đảm bảo nguồn vốn cho mình. Đầu tư của Nhà nước chỉ thực hiện ở những khâu then chốt của ngành thép và có điều kiện. Nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cảng biển… cho các khu khai thác nguyên liệu, khu công nghiệp luyện kim lớn. Đầu tư cho các dự án trọng điểm điều tra tiềm năng khoáng sản cho ngành thép, phát triển vùng nguyên liệu lớn của ngành.Đồng thời Nhà nước cần có chương trình thúc đẩy phát triển các ngành sử đụng thép làm nguyên liệu đầu vào như công nghiệp ô tô, cơ khí chế tạo, đóng tàu … tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư vào ngành thép. Song song với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp không có đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển, tránh sự chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành thép Việt Nam.
Bên cạnh đó do ngành thép đã và đang được bảo hộ ở mức độ cao, nên Nhà nước cần đặt ra lịch trình cắt giảm dần mức độ bảo hộ tạo ra động lực để ngành thép tự lực trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Những biện pháp nêu trên xuất phát từ những căn cứ có khoa học, và có tính khả thi cao. Hy vọng rằng khi những biện pháp này được thực hiện sẽ tạo ra động lực “đẩy” ngành thép Việt Nam “ đi lên” và giúp cho sản phẩm thép Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa trong thời gian tới, tiến tới có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Việt Nam là nứơc có tiềm năng rất lớn về tai nguyên khoáng sản, bao gồm cả những tài nguyên khoáng sản dùng cho sản xuất thép. Có thị trường trong nước rộng lớn, đa dạng về sản phẩm ngành thép. Thị trường này bao gồm cả vùng Đông Nam á rộng lớn, nhất là những nước xung quanh không có điều kiện phát riển ngành thép như nước ta. Có khả năng xây dựng ngành thép từ thượng nguồn với những dây chuyền sản xuất khép kín hiệu quả kinh tế cao, sức cạnh tranh mạnh, vốn đầu tư chấp nhận được.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chúng ta đã không đãnh giá đúng sức mạnh của chính mình: Sức mạnh của tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh của tìa năng trí tuệ, chưa đủ lòng tự trọng và lòng dũng cảm. với lý do đó cho nên tình hình ngành thép cả nước ta và sản phẩm của nó chưa mấy sáng sủa.