Thực hiện chương trình GD-ĐT và kết quả đạt được 1 Thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ ĐƯA RA NHỮNG KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH (Trang 26 - 31)

2.1 Thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo luôn được nhà nước ta chú trọng phát triển trên mọi lĩnh vực dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả về số lượng và chất lượng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã định hường cho nguồn nhân lực Việt Nam “ Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn với một nền khoa học – công nghệ và hiện đại.”

Trên thực tế, các chính sách giáo dục , đào tạo nhằm nâng cao trí thức, phẩm chất của người lao động ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định xong và còn nhiều bất cập, cụ thể là: 235 trường đại học, 1,76 triệu sinh viên .

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.

Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay cả nước có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm). Năm học 2016-2017, có thêm 1 cơ sở đào tạo được thành lập mới trên cơ sở đã có quyết định chủ trương thành lập của Thủ tướng

Chính phủ (Học viện dân tộc); 3 cơ sở đào tạo được cấp phép hoạt động và đều là các cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Tokyo, Trường ĐH Fulbright Việt Nam), 1 phân hiệu của ĐHQG TP.HCM được thành lập tại Bến Tre. Tính đến ngày 30/6/2019, cả nước đã có 121 cơ sở giáo dục đại học và 3 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm 51% tổng số các trường đại học, học viện trên cả nước. Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V III:

Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật.

Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành.

Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ là 15.112 (tăng 21% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện NCKH thay đổi theo chiều hướng giảm.

Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn chưa quan tâm đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh; đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn... Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước. Về phát triển đội ngũ giảng viên, năm học 2016- 2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người , tăng 4,6%

so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%)

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tốc độ phát triển và sự phồn vinh của đất nước. Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nói đến giáo dục là nói đến con người, nên đó phải là một quá trình lâu dài, không thể nóng vội, không thể chủ quan, đặc biệt không thể né tránh khi làm chưa đúng, chưa tốt. Quá trình vừa đổi mới vừa tìm tòi đã cho ngành giáo dục nhiều bài học quý giá về bước đi, lộ trình thích hợp. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.Với Việt Nam, để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới cần quan tâm và có các chính sách đổi mới công tác đào tạo phát triển NNL.Công tác đào tạo NNL hiện nay về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về hình thức đào tạo, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.

2.2 Kết quả đạt được khi thực hiện chính sách Giáo dục –Đào tạo

Bộ trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học 2018- 2019, ngành Giáo dục tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những "nút thắt" trong hoạt động đổi mới giáo dục, trong đó trọng tâm là việc Quốc hội thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Giáo dục đại học. Nhìn chung thì việc thực hiện những chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hướng đến mục tiêu của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã đạt được những ưu điểm sau:

Hiện nay, hệ thống giáo dục ở nước ta đã khá hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến sau đại học; hầu hết các bản, làng, xã, phường đều có trường lớp tiểu học;

trường trung học cơ sở được xây dựng ở các xã hoặc cụm liên xã; trường trung học phổ thông được xây ở các huyện, một số huyện có 2 ÷ 3 trường. Hệ thống giáo dục ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được như cầu học tập của nhân dân. Đến nay, hầu hết người dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường.

- Thứ nhất, mức hưởng thụ về đào tạo của người dân ngày càng tăng lên thể hiện ở:

+ Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở, quy mô đào tạo nghề tăng đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động..

+ Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội

+Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh chóng với 3 cấp trình độ :sơ cấp nghề , trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

- Thứ hai, công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện : cơ hội học tập cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo tăng lên…

- Thứ ba, cơ hội cho người dân tiếp cận được tốt hơn với nền giáo dục và đào tạo thông qua thực hiện chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên, xã hội hóa giáo dục.

- Thứ tư, đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

- Thứ năm, chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định hướng đến mục tiêu của giáo lực, bồi dưỡng nhân tài” Việt Nam phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích nghi với công việc, hình thành đội ngũ nhân lực năng động và sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới ở thế kỷ 21.

2.3 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Thời gian qua chúng ta đã triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 579/ QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của bộ, ngành, tỉnh, thành phố mình; thực hiện nhiều giải pháp chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Cụ thể như: chúng ta mới chỉ có chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng chưa xác định được nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước nói chung cũng như của từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng. Vì vậy chưa có cơ sở xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thống nhất, đồng bộ để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bổi dưỡng, bố trí, sử dụng và trọng dụng một cách hiệu quả, hợp lý.

Qua điều tra cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lý, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo; thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp có trình độ năng lực cao; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ đang khiến chúng ta yếu thế, lép vế và thua ngay trên

sân nhà. Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Một trong những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó là do chưa có chính sác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý và đủ mạnh. Vì vậy, đổi mới toàn diện và việc nghiên cứu hoàn thiện chính sác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đặt ra hiện nay.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ ĐƯA RA NHỮNG KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w