Các biện pháp thực hiện mục tiêu lâu dài.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở việt nam (Trang 39 - 41)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

2. Các biện pháp thực hiện mục tiêu lâu dài.

Trong tương lai nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, vì thế sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới. Kèm theo đó, tốc độ tăng dân số Việt Nam đang giảm dần khiến cung và cầu lao động sẽ chênh lệch không nhiều. Nhu cầu giải quyết việc làm sẽ không còn gây áp lực như giai đoạn trước. Do vậy, xuất khẩu lao động cần có sự chuyển hướng. Cụ thể là:

+ Xuất khẩu lao động vẫn được coi là hoạt động kinh tế mang tính chiến lược nghĩa là vẫn cần được đẩy mạnh và phát triển.

+ Thay vì đẩy mạnh số lượng ta đẩy mạnh giá trị xuất khẩu lao động. Nghĩa là đẩy mạnh lao động đi làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Muốn vậy, công tác giáo dục người lao động trong tương lai cần phải coi trọng hàng đầu. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là đào tạo lao động trong ngành công nghệ kỹ thuật cao từ bậc đại học trở lên. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này vì thực tế hiện nay Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực này song thực hành còn yếu nên chất lượng chưa cao. Vì thế chính phủ cần đầu tư chi phí xây dựng cơ sở vật chất cho việc giảng dạy ngành này. Bên cạnh đó, do đặc trưng của ngành là biến đổi theo từng giây, từng phút nên cần cập nhật lên tục, thường xuyên sự thay đổi công nghệ thông tin trên thế giới để điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tế. Không chỉ có vậy, chúng ta cần vươn lên đứng trong tốp các nước dẫn đầu về phát triển công nghệ thông tin. Có như vậy cầu lao động Việt Nam trong lĩnh vực này mới tăng cao và giá cả cũng tương xứng với chất xám, chi phí chúng ta đã bỏ ra. Chúng ta cần đào tạo với số lượng nhiều để phục vụ cho xuất khẩu lao động và cho nhu cầu CNH-HDH đất nước.

Bên cạnh việc tiến vào thị trường lao động của các nước phát triển ở lĩnh vực công nghệ cao, chúng ta còn có thể tiến vào thị trường lao động của các nước kém phát triển và đang phát triển ở Châu Phi thông qua việc xuất khẩu chuyên gia trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp. Lĩnh vực này sẽ không tốn nhiều chi phí như lĩnh vực đào tạo lao động cho ngành công nghệ cao.

Điều tiếp theo cần làm là đào tạo cho người lao động có trình độ ngoại ngữ tốt: làm tốt 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết (ở mức độ thành thạo) đặc biêt chú trọng đào tạo các thuật ngữ chuyên ngành.

Giáo dục ý thức cho người lao động, xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động là công việc cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Người lao động ở đây hầu hết đều có trình độ cao nên công tác giáo dục hệ tư tưởng cũng cần có sự điều chỉnh khác với giai đoạn trước. Nhà nước vừa phải có biện pháp khuyến khích, vừa phải có biện pháp ràng buộc để tránh tình trạng chảy máu chất xám hay di cư lao động bất hợp pháp.

Tóm lại, trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của xuất khẩu lao động. Trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w