2. Tác động của chính sách sử dụng lao động trong việc điều tiết thị trường lao động
2.9. Chính sách phát triển thị trường lao động
2.9.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động). Thị trường lao động được cấu thành bởi 3 yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. Nó chỉ có thể hoạt động có hiệu quả khi các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường. Thực tế cho thấy TTLĐ Việt Nam trong thời gian qu tồn tại nhiều hạn chế:
- Các chính sách về việc làm chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh
tế - xã hội, các chính sách còn mang tính chung; chính sách tiền lương chưa phù hợp, chưa tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; phạm vi bao phủ của các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế; các chính sách kinh tế thường thiếu định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với nhu cầu lao động và đào tạo lao động tương ứng…
- Việc triển khai thực hiện các chính sách còn chậm, thiếu cán bộ cơ sở, sự phối
hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ; chất lượng lao động hạn chế, năng suất lao động thấp; chất lượng việc làm chưa cao; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ diễn biến phức tạp; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa đầy đủ, kịp thời, chính xác; hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm kém hiệu quả...
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp, chính sách kết hợp đồng bộ để phát triển, nâng cao chất lượng thị trường lao động trong nước: tạo thuận lợi cho cung cầu lao động được “giáp mặt”; cung cấp thông tin cung, cầu lao động đầy đủ, cập nhật để Nhà nước và người dân tự điều chỉnh, tạo thuận lợi cho người dân tìm kiếm việc làm.