Kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Tân An huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai (Trang 33 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.Kiến nghị hoàn thiện

Thứ nhất: Thành phần tham gia hòa giải

Hoàn thiện pháp luật hoà giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã là khắc phục cách hiểu, áp dụng khác nhau về thành phần tham gia hòa giải Luật đất đai năm 2013 cần quy định cụ thể: Theo em nên quy định ngoài Uỷ ban nhân dân xã, thì sự có mặt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội khác, trưởng ấp để hoà giải tranh chấp đất đai là tùy vào trường hợp. Do đó trong trường hợp hòa giải ở Ủy ban nhân xã mà thiếu các thành phần này thì khi đương sự khởi kiện tại Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân huyện nên nhận giải quyết luôn mà không cần yêu cầu đương sự quay về hòa giải ở Ủy ban cấp xã. Điều này giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, không gây mất nhiều thời gian, công sức, chi phí của người dân cũng như cơ quan công quyền.

Ngoài ra, cần phải sửa qui định về thành phần tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp về đất đai tại xã, phường, thị trấn qui định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Nên

thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó”18 là thành phần không bắt buộc mà tùy trường hợp cụ thể, để cấp chính quyền địa phương giải quyết vụ việc được nhanh chóng, kịp thời đảm bảo đúng qui định của pháp luật, tránh gây khó khăn phiền hà cho nhân dân.

Thứ hai: Phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai

Mâu thuẫn tranh chấp đất đai phát sinh trong mọi trường hợp khi các bên cảm thấy ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ này có thể là việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, có thể là liên quan đến quyền và nghĩa vụ phát sinh chính từ các quan hệ giao dịch gắn trực tiếp đến quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp từ chính các tài sản trên đất19. Cũng đồng ý với quan

điểm cho rằng việc xác định hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 là thủ tục bắt buộc nên chỉ áp dụng với các tranh chấp quyền sử dụng đất, tức là chỉ áp dụng với các tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Còn những việc tranh chấp liên quan đến các giao dịch quyền sử dụng đất, đặc biệc là các vụ hôn nhân gia đình thì sẽ không cần bắt buộc phải hoà giải theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 vì vụ án ly hôn, khi các bên đương sự có tranh chấp quyền sử dụng đất trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, tôi nhận thấy không phải là loại quan hệ tranh chấp đất đai trong quan hệ ly hôn. Vì vậy, theo tính chất của loại quan hệ này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.

Thứ ba: Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai

Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành, thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 45 ngày làm. Đây là một quy định tiến bộ vì thực tế các vụ tranh chấp đất đai thường diễn ra gay rất và một số vụ phức tạp nên cần nhiều thời gian cho công tác thu thập tài liệu cũng như thời gian tổ chức tiến hành hòa giải có hiệu quả và nếu thời hạn diễn ra bị hạn chế trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến hòa giải qua loa, không đạt kết quả cao. Có thể thêm quy định bổ sung nhằm bảo đảm các quyền tố tụng của đương sự khi có tranh chấp theo hướng sau: quy định thời gian hòa giải cơ sở không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Thứ tư: Hiệu lực của biên bản hòa giải thành

Có quan điểm cho rằng, trong mọi trường hợp khi không đạt được thoả thuận thì họ đều được quyền khởi kiện tại Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, việc các bên có thoả thuận tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn không thể làm mất quyền khởi kiện ra Toà án của các bên đương sự. Toà án chấp nhận hay bác yêu cầu của các bên đương sự phụ thuộc vào việc xem xét và đánh giá các chứng cứ do các bên xuất trình và các chứng cứ khác được thu thập theo trình tự do Luật định. Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định để đảm bảo sự thoả thuận đó có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về trách nhiệm của các bên đương sự trong việc thực hiện kết quả hòa giải thành tranh chấp đất đai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp hòa giải, trong những năm qua công tác hòa giải các tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và ngày càng được quan tâm.

Bài cáo cáo tốt nghiệp đã phân tích đánh giá thực trạng các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như: Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai, phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai, thời hạn và hiệu lực của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai. Từ đó, thấy được những điểm bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay cũng như việc áp dụng thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở xã Tân An có nhiều bước phát triển đáng kể, góp phần hạn chế đơn thưa khiếu kiện của nhân dân, các vụ tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân đã được giải quyết kịp thời và hiệu quả ngày càng cao, số vụ hòa giải thành đạt tỉ lệ cao, đã giảm đáng kể giải quyết đơn thư của các cơ quan thẩm quyền cấp trên, góp phần tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân.

Hiện nay, với sự gia tăng đột biến về giá trị của đất thì tình hình tranh chấp đất đai diễn ra rộng khắp và các hình thức tổ chức ngày càng đa dạng hơn, công tác giải quyết tranh chấp là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Bởi vì, các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau: từ những đường lối, chính sách chủ trương của Đảng đến việc mở rộng cơ chế kinh tế thị trường. Mỗi dạng tranh chấp đất đai phát sinh tại một thời điểm nhất định và điều có nguyên nhân của nó.

Hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của xã, đã tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước và công dân; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm trong nội bộ nhân dân ngày càng được thắt chặt và giữ gìn, bảo đảm ổn định trật tự xã hội, ổn định chính trị, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mặc dù, trong thời gian qua, công tác hòa giải đã đem lại nhiều thuận lợi cho xã trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Luật Đất đai năm 2013.

2. Luật khiếu nạinăm 2011.

3. Luật tố cáo năm 2011.

4. Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.

5. Luật tiếp công dân năm 2013.

6. Nghị định 43/2014/NĐ- CP của chính phủ ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013.

7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

8. Luật đất đai ( Sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Sách, Giáo trình

9. Th.S Trần Quang Huy, Giáo trình Luật Đất đai, Nxb. Công an nhân dân Hà Nội, năm 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Th.S Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giáo trình Luật Đất đai, Khoa luật, Trường Đại học Cần thơ, năm 2015.

11.Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an nhân dân, năm 2018, Trường ĐH Luật Hà Nội

Trang thông tin điện tử

12.http://danluat.thuvienphapluat.vn/hoa-giai-co-so-trong-tranh-chap-dat-dai- phan- 1-105152.aspx [Truy cập ngày 25/5/2019].

13.Tranh chấp đất đai nào phải qua hòa giải cơ sở, https://vi- vn.facebook.com/nhungnguoihocluat/posts/279974098813381 [Truy cập ngày 25/5/2019].

14.thuvienphapluat.vn [Truy cập ngày 26/05/2019].

15.https://phamlaw.com/hieu-luc-phap-ly-cua-bien-ban-hoa-giai-thanh-tranh- chap-dat-dai.html, truy cập ngày 15/07/2019.

16.https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/23515402-dan-bo-ruong-va-he- luy.html, truy cập ngày 19/7/2019.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Tân An huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai (Trang 33 - 38)