1. XUTHẾPHÁTTRIỂNTIỂUTHƯƠNGỞ VIỆT NAMTRONGTHỜIGIANTỚI:
2.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Để phát triển nguồn nhân lực trước hết cần đào tạo nguồn lao động. Tổ chức hệ thống dạy nghề hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Hệ thống dạy nghề cần được tổ chức phân cấp, theo cơ cấu ngành gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo lãnh thổ và phát huy tính xã hội hoá trong công tác đào tạo dạy nghề.
Cơ quan trung ương quản lý chung về công tác dạy nghề chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, các điạ phương nghiên cứu hoạch định, quy hoạch, kế hoạch trình Chính phủ về công tác dạy nghề cho các giai đoạn và những bước
tiếp theo. Nội dung không chỉ hoạch định về quy mô, chất lượng, ngành nghềđào tạo mà cần chỉ rõ phương án bố trí hệ thống các trường dạy nghề.
Đồng thời với các trường các cơ sở do Nhà nước quản lý cần khuyến khích đầu tư cho các hình thức tổ chức dạy nghềđa dạng, phong phú khác do các địa phương, do dân tự tổ chức đểđào tạo và truyền nghề kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thiết thực, cấp bách đang đặt ra.
Nhà nước cần tăng cường ưu tiên đầu tư cho công tác dậy nghề, tổ chức tốt khâu quản lý công tác dậy nghề. Mặt khác chúng ta cần có hình thức tổ chức mới về dậy nghềđểđáp ứng được yêu cầu thực tế của phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn sắp tới.
Song song với công tác đào tạo nguồn lao động, cần đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lýđiều hành doanh nghiệp. Cần đa dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý, điều hành của các DNV&N. Đểđáp ứng yêu cầu của đông đảo của chủ doanh nghiệp nước ta, cần xây dựng mới hệ thống đầo tạo bồi dưỡng bao gồm nhiều loại trình độ, thời gian khác nhau, phù hợp với yêu cầu đa dạng về học tập của các doanh nghiệp.
Phương thức đào tạo có khác nhau, nhưng về mục đích hoạt động đào tạo này phải có sự thống nhất ở tầm vĩ mô. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho chủ DNV&N phải đáp ứng yêu cầu trình độ, kỹ thuật quản lý sản xuất – kinh doanh hiện đại, gắn với thực tiễn của điều kiện Việt Nam. Chương trình, nội dung phải phù hợp vói quản lý – kinh doanh trong cơ chế thị trường, các lý thuyết đương đại.
Cần xây dựng các khoa quản trị doanh nghiệp của các trường đại học kinh tế chính quy của Nhà nước, có chương trình chuẩn vàđào tạo theo nhiều phương thức học không thường xuyên. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường đại học dân lập, các trung tâm dậy nghề làm nhiệm vụđào tạo bồi
dưỡng chủ DNV&N. Cần tăng cường quản lý Nhà nước, thực hiện việc quản lý thống nhất đối với nhiệm vụđào tạo, bồi dưỡng chủ DNV&N. Tuy phương thức đào tạo đa dạng, nhưng chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải được quản lý thống nhất.