Cung chênh lệch về cơ cấu

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực xã hội Việt Nam có biểu hiện cung vượt cầu về số lượng, cung thấp hơn cầu về chất lượng, cung chênh lệch cầu về cơ cấu. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng này do đâu, nêu các biện pháp và chính sách để khắc phục (Trang 25 - 27)

- Cơ cấu theo lĩnh vực, ngành nghề - Cơ cấu theo chuyên môn, bậc trình độ - Cơ cấu theo vùng địa lí, lãnh thổ - Cơ cấu theo độ tuổi, giới tính

- Về cơ cấu theo lĩnh vực, ngành nghề; hiện nay nhân lực chủ yếu tập trung nhiều ở các lĩnh vực kinh tế và quản lí trong khi ngành kĩ thuật còn ít và thiếu hụt lao động. - Về cơ cấu theo chuyên môn, bậc trình độ; hiện nay lao động nước ta đang mất cân đối. Theo thống kê vài năm gần đây, khoảng 2000 thạc sĩ ra trường nhưng không có viêc làm phù hợp với trình độ chuyên môn, việc đào tạo ồ ạt nhưng không cân đối với nhu cầu công việc đã xảy ra sự mất cân đối cung cầu lao động có trình độ cao. Trong khi đó, cầu về lao động nghề khá cao nhưng cung chưa đáp ứng được, điều này gây ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Bên cạnh đó lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ lớn hơn so với lao động được đào tạo bài bản, tỉ lệ lao động thủ công vẫn còn nhiều trong xã hội.

- Về cơ cấu theo vùng địa lí, lãnh thổ; nhân lực phân bố chưa hợp lí giữa thành thị, nông thôn, giữa vùng, miền lanch thổ; giữa các ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Ở khu vực thành thị, nguồn nhân lực có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn so với khu vực nông thôn. Thời gian lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thời gian lao động ở khu vực thành thị.

- Về cơ cấu theo độ tuổi, giới tính; Tính hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó hơn 50% dân số là nam giới. Cầu lao động nam giới khá cao trong các ngành liên quan đến kĩ thuật, công nghệ thông tin hoặc công việc nặng nhọc so với nữ giới. Ngược lại, đối với các ngành dịch vụ, chăm sóc sắc đẹp thì cầu lao động nữ cao hơn so với lao động nam.

b) Nguyên nhân

- Học sinh khối THPT chưa được định hướng nghề một cách thực sự, chưa được trang bị những thông tin thực tế liên quan đến cơ cấu lao động theo lĩnh vực ngành nghề, gây ra việc các em dường như chọn ngành học theo “cảm tính”, chạy theo các ngành được cho là đang “hot”.

Cao đẳng và Đại học chiếm tỉ lệ lớn nhưng chất lượng thực sự chưa cao. Bên cạnh đó trong quá trình học tập, sinh viên chưa chủ động cập nhật kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc đang từng ngày thay đổi. Trong khi đào tạo nghề cần được chú trọng và phát triển thì phần lớn phụ huynh và học sinh khối THPT vẫn còn mang tâm lí “bằng cấp” nên đều lựa chọn học đại học mà không quan tâm đến cầu lao động và đào tạo nghề.

- Khu vực thành thị mức sống cao hơn, có nhiều tiện ích, dịch vụ chăm sóc cuộc sống tốt hơn, có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh hơn so với nông thôn nên lao động phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực xã hội Việt Nam có biểu hiện cung vượt cầu về số lượng, cung thấp hơn cầu về chất lượng, cung chênh lệch cầu về cơ cấu. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng này do đâu, nêu các biện pháp và chính sách để khắc phục (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w