2. Kết cấu của bài tiểu luận
3.4. Giải pháp về truyền thông thương hiệu
Để xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu phải kết hợp nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn con người. Đảm bảo tính nhất quán, hợp lý và thể hiện được đúng ý nghĩa, theo đúng sứ mệnh của thương hiệu.
Ngoài hệ thống nhận diện thương hiệu đã được thực hiện khá tốt tại NKD, Công ty cần chú trọng đầu tư hơn vào một hệ thống nhận diện thương hiệu, đó là con người. Không chỉ là trang phục, bảng hiệu.. mà còn là phong cách - tác phong của đội ngũ nhân viên, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của Kinh Đô. Điều này sẽ làm khách hàng thêm tin tưởng và ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu của công ty.
Hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu không chỉ diễn ra bên ngoài công ty (thông qua các hoạt động như đã trình bày ở phần giải pháp Xúc tiến bán hàng) mà còn cần các hoạt động bên trong tổ chức. Hiện tại, cán bộ công nhân viên công ty vẫn chưa thực sự thông hiểu đầy đủ để có khả năng diễn đạt được vị trí, giá trị và bản sắc của thương hiệu công ty mình. Để làm được điều này, Công ty cần phải thúc đẩy và khuyến khích mỗi cá nhân là đại sứ cho thương hiệu Kinh Đô. Bởi lẽ hơn ai hết họ là những con người thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện với khách hàng, nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra họ cũng là người tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau dựa trên mối liên hệ cá nhân như: bạn bè và người thân…
Để hoạt động truyền thông thương hiệu nội bộ đạt được hiệu quả và tác động tích cực, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải là những người tiên phong, tuyên truyền về thương hiệu để làm gương cho tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Các hoạt động truyền thông nội bộ có thể biểu hiện chính thức qua các buổi/khóa đào tạo hoặc không chính thức qua các hoạt động giao lưu nội bộ, các sự kiện nội bộ… Công ty cần triển khai ngay việc trang bị đồng phục cho cả khối văn phòng và lực lượng bán hàng ngoài thị trường, áp dụng đeo thẻ nhân viên
trong thời gian làm việc.v.v…để tạo ra hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp ngay từ trong nội bộ.
KẾT LUẬN
Có thể nói đặt ra chiến lược phát triển cho công ty là một việc rất quan trọng
góp phần duy trì và phát triển bền vững doanh nghiệp. Đề ra một chiến lược cho công ty không phải là một điều dễ dàng, đó là một quá trình nghiên cứu của các nhà quản trị. khi đề ra một chiến lược cho công ty một nhà quản trị phải tìm hiểu một cách rõ ràng những nhân tố bên ngoài tác động đến công ty và những khả năng mà công ty có thể cung ứng cho chiến lược ấy đạt được mục tiêu. Điều đó không chỉ vì sự nghiệp phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thông qua quá trình tìm hiểu về chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh Đô cùng với sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy cô phụ trách bộ môn đã giúp chúng em có thể phẩn nào hiểu rõ hơn về quản trị chiến lược. Như đã phân tích ở trên Công ty cổ phần Kinh Đô có thể được coi là khá mạnh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm – là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực này. Tuy nhiên với nền tảng phát triển hiện có, để thực hiện thành công chiến lược đề ra trong giai đoạn mới, mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong Kinh Đô phải phối hợp hoạt động, hoàn thành hiệu quả chiến lược chức năng của riêng mình, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, tích cực sáng tạo để đưa vị thế của công ty sẽ ngày càng vững chắc và được nâng tầm cao mới.
Do trình độ và khả năng tìm hiểu của chúng em còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp ý của cô giáo để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Quản trị chiến lược- phát triển vị thế cạnh tranh”, Nguyễn Hữu Lam (Chủ biên), Đinh Thái Hòang, Phạm xuân Lan (1998), Nhà xuất bản giáo dục.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Kinh Đô. 3. Website : www.vinanet.net
4. Website : www.vneconomy.com.vn 5. Website: www.kinhdo.vn