I. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA COCACOLA
5. Về công tác quản lý hàng tồn kho
Tính quản lý chặt chẽ: khi hàng được nhập kho đều được thủ kho ghi chép, theo dõi cẩn thận về tình trạng nhập kho của chúng. Chẳng hạn như: ngày nhập, số lượng, phẩm chất… Nhờ sự theo dõi chặt chẽ như vậy thủ kho có thể xác định được chính xác từng lô hàng để điều động xuất sản xuất, xuất bán phù hợp.
Tính hệ thống thể: hàng hóa trong kho được chất xếp theo trình tự nhất định, phân biệt rõ ràng giữa các loại hàng khác nhau. Hàng nhập trước sẽ được xuất trước làm cho vòng quay hàng tồn kho diễn ra đều đặn, tránh được sự kéo dài thời gian lưu kho của một loại hàng nào đó gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng.
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SẢN PHẨM COCA-COLA GVHD: Ths.Nguyễn Phi Khanh
Phân công phân nhiệm và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu: qua từng khâu của quy trình đều có cán bộ phụ trách xem xét lại cẩn thận, mỗi người một việc được phân định rõ ràng, không chồng chéo lên nhau. Chẳng hạn:
Tổ kiểm tra chất lượng là các KCS sẽ chịu trách nhiệm xem hàng và quyết định giá, kiểm tra lại khi lên hàng. Việc xem sắp xếp nhập kho, điều động xuất kho là nhiệm vụ của thủ kho.
Kế toán chịu trách nhiệm ghi chép lại các nghiệp vụ phát sinh, số lượng nhập xuất trong ngày do thủ kho báo để lập các chứng từ có liên quan. Kết hợp với thủ kho để tiến hành kiểm kê hàng tồn kho vào cuối tháng, đối chiếu lại hàng ngày số liệu ghi chép giữa phiếu nhập kho của mình với sổ theo dõi của thủ kho để ghi vào thẻ kho.
Việc thu chi tiền là trách nhiệm của thủ quỹ.
Ở đây có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, không có sự kiêm nhiệm (dễ thấy nhất là tách biệt giữa chức năng bảo quản tài sản của thủ quỹ với chức năng kế toán). Điều này là rất tốt giúp các nhân viên có thể kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng kịp thời. Đồng thời giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu diếm những sai phạm của mình.
Chính các yếu tố này đã góp phần vào nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đáp ứng giao hàng cho khách hàng đúng lúc.
Kết luận
Qua việc tìm hiểu chuỗi cung ứng Coca-cola của công ty Coca-cola Việt Nam từ các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm đến phân phối chúng cho khách hàng, chúng ta có thể thấy quản trị chuỗi giá trị của Coca-cola của công ty mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế của chuỗi cung ứng ở việc phân phối cho các đại lí, xong chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định, đó là nhờ vào sự liên kết chặt chẽ có hệ thống của các thành viên trong chuỗi. Chủ tịch Coca-Cola, Muhtar Kent cũng đã khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn, năng động để đầu tư khi sức tiêu thụ của người dân mới bằng 20% mức trung bình của thế giới. Vì vậy, từng thành viên trong chuỗi cung ứng những cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ sẽ phát triển Coca cola Việt Nam chắc chắn lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 10
STT Nội dung Người thực hiện
1 Bìa Thúy
2 Lời mở đầu Hùng
3 I. Giới thiệu công ty Coca-cola Mai
Đại