Năm 2012, kinh tế Việt Nam tiếp tục với những biến động phức tạp và nhiều khó khăn thách thức áp lực lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, thị

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý THỊ TRƯỜNG VÀNG ở VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

nhiều khó khăn thách thức. áp lực lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp, nợ xấu ngân hàng tăng cao… là những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay. Tại kỳ họp thứ tư ngày 8/11/2012, quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghi quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Nghị quyết đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xã hội – đất nước trong năm 2013. Đối với thị trường vàng, nghị quyết nêu rõ: Nhiệm vụ trong năm 2013 là “Khắc phục bất cấp trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân”. Cũng tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tổ chức trong 2 ngày 23- 24/12, Chính phủ đã đề ra chín nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn là mục tiêu đầu tiên và được xác định là quan trọng nhất trong năm 2014. Về kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ,

giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, khi Nghị quyết được ban hành, các Bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng cụ thể hóa Nghị quyết để triển khai thực hiện từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2014 trên tinh thần bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế có trọng tâm, trọng điểm.

Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, mục tiêu tổng quát là tiếp tục chỉ đạo tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó lưu ý cần đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, song song đó là thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt thị trường vàng, dứt khoát nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu vàng, các ngân hàng thương mại không được phép huy động và cho vay vàng; quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý nợ xấu14... Thị trường vàng trong năm tới sẽ được nhà nước quan tâm, kiểm soát chặt chẽ hơn với mong muốn ổn định, khắc phục các hệ quả để lại trong năm vừa qua, rút kinh nghiệm từ những hạn chế để tránh lặp lại trong năm tới.

3.2. Kiến nghị thay đổi

3.2.1. Hình thành tiêu chuẩn vàng miếng tương đương với thế giới

Lãnh đạo NHNN TP.HCM cho biết theo nghị định 24 và nghị định 74 trước đây, NHNN chỉ là đơn vị tổ chức sản xuất vàng miếng nhưng không quản lý chất lượng vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn vàng Việt Nam nên mỗi nơi làm mỗi kiểu. Phó giám đốc kinh doanh một công ty vàng tại TP.HCM thừa nhận trước đây đơn vị nào đủ điều kiện cũng có thể xin giấy phép của NHNN để sản xuất vàng miếng, việc sản xuất vàng miếng không phải qua một đơn vị kiểm định nào. Thậm chí chưa từng có cơ quan chức năng nào đến kiểm tra máy móc xem có đủ chuẩn hay không.

Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng có hiệu lực từ ngày 25/5/2012 nhằm mục đích siết lại các tiêu chuẩn kinh doanh vàng miếng để đảm bảo chất lượng vàng và hạn chế hiện tượng vàng giả, vàng nhái.

Nghị định này cho phép thời gian chuyển đổi là 6 tháng trước khi dừng hẳn các cửa hàng mua bán vàng miếng không đủ tiêu chuẩn. Nghĩa là, trong khoảng 1 tháng tới, chỉ các cửa hàng đủ tiêu chuẩn, uy tín mới được cấp phép kinh doanh mua bán 14http://www.baomoi.com/On-dinh-vi-mo-kiem-soat-lam-phat-van-la-muc-tieu-quan-trong-nhat/45/12753825.epi

vàng miếng. Đây là giải pháp căn bản để giúp người dân yên tâm mua bán vàng miếng đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trong dài hạn, Việt Nam cần có một tiêu chuẩn vàng tương đương với thế giới để khắc phục những bất cập trên.

3.2.2. Thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia

Đây là giải pháp kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh vàng của người dân, nhà đầu tư, các doanh nghiệp và ngân hàng. Theo ông Nguyễn Mạnh, Trưởng Ban vốn và kinh doanh vốn BIDV, đã đến lúc thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia vì: “Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng hàng nhất nhì thế giới. Nếu tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro như thời gian qua”15. Điều quan trọng hơn, giá vàng được quản lý qua sàn sẽ biến động tương đương theo giá thế giới, do cung cầu xã hội quyết định, nhờ đó sẽ giảm được lũng đoạn thị trường và thao túng giá, góp phần tạo trật tự khách quan cho công bằng trên thị trường. Giảm nhu cầu nhập khẩu và hạn chế xuất nhập khẩu lậu vàng.

Về mặt quản lý Nhà nước, thông qua giao dịch vàng trên tài khoản, Nhà nước có thể giám sát và quản lý được lượng vốn tham gia đầu tư vào vàng cũng như thuế thu nhập, luồng vốn đầu tư... Người dân và nhà đầu tư thì được mua bán một cách minh bạch và rõ ràng, lợi ích của họ được bảo đảm theo luật. Sở giao dịch vàng gọi là sàn, nhưng không phải giao dịch vàng vật chất, mà là giao dịch vàng chứng chỉ. Loại chứng chỉ này do NHNN cấp phép, với điều kiện phải có lượng vàng ký gửi trong NHNN. Chứng chỉ là để tiện cho giao dịch điện tử, buôn bán vàng không phải là ảo, mà là thật, thông qua chứng chỉ. Các DN của Việt Nam có thể ký gửi vàng tại NHNN và tham gia giao dịch trên thị trường trong và ngoài nước một cách bình thường.

Những cá nhân, doanh nghiệp có vàng, có nhu cầu mua bán vàng sẽ đăng ký vàng trên tài khoản của Sở giao dịch và đặt các lệnh mua bán thông qua hệ thống giao dịch tại Sở. Sở giao dịch chỉ là nơi cung cấp địa điểm, dịch vụ cho hoạt động thanh toán và giao nhận vàng, không tham gia giao dịch trên sàn. Các thành viên tham gia thị trường gồm hai loại tự doanh và môi giới. Đây là các ngân hàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh vàng có uy tín và danh tiếng tốt, minh bạch trong việc kinh doanh.

Sàn giao dịch sẽ phải xây dựng hệ thống và quy định về giao dịch, hệ thống thanh toán cũng như các vấn đề về lưu trữ, vận chuyển và đảm bảo chất lượng vàng. Các vấn đề về quản lý rủi ro, đảm bảo minh bạch trên thị trường cũng sẽ được tuân thủ các quy định rõ ràng.

Tại Sở giao dịch cũng sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường.

Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán. Nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy bán Giám sát tài chính quốc gia: “Về mô hình, tôi nghĩ, có một sàn giao dịch vàng quốc gia quản lý chung. Sẽ có hai sàn giao dịch tại hai địa phương Hà Nội và TP. HCM.Cơ chế giao dịch sẽ giống như giao dịch chứng khoán.Về nguyên tắc, ai cấp phép thì người đó quản lý. Lâu nay, NHNN cấp phép xuất nhập khẩu vàng thì NHNN là cơ quan giám sát”16.

Đây cũng là kinh nghiệm học từ chính sách quản lí thị trường vàng của Trung Quốc, hiện chính sách này được áp dụng rất hiệu quả và thành công.

3.3.3. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng.

Đối với hệ thống tư nhân Chính phủ cần sớm có các chính sách hợp lý (như hỗ trợ đầu tư, chính sách thuế...) để khuyến khích các DN tư nhân sắp xếp tổ chức lại mạng lưới sản xuất gia công vàng trang sức, tạo điều kiện để các xưởng sản xuất nhỏ, thủ công thiết bị máy móc lạc hậu, quy mô vốn nhỏ liên doanh, liên kết thành những cơ sở sản xuất có quy mô hoạt động lớn, thu hút các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Các DN không làm ăn hiệu quả, không có chỗ đứng trên thị trường sẽ phải tự giải thể. Có như vậy mới tập hợp, khai thác được thế mạnh của đội ngũ nghệ nhân, thợ kim hoàn, phát triển sản xuất hàng trang sức với quy mô lớn, có đủ điều kiện tiếp nhận công nghệ máy móc thiết bị hiện đại tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tại lĩnh vực chế tác nữ trang công nghiệp, khuyến khích đầu tư công nghệ mới có sức cạnh tranh để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu của ngành trong từng giai đoạn. 16 http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/charts/noidung.php?nid=36609

Vận động bằng phương thức hợp tác có tính thuyết phục và các hình thức tổ chức thích hợp để đưa các DN vừa và nhỏ, các hộ sản xuất gia đình vào dây chuyền sản xuất công nghệ tập trung với sự chi phối của các DN.

3.2.4. Chính sách nh p kh u vàng nguyên li u:ậ

Nước ta là nước nhập khẩu vàng, hàng năm số lượng vàng nhập khẩu trên 40 tấn tương đương trên 400 triệu USD. Tuy nhiên, do chưa có thị trường vàng nguyên liệu nên khi các doanh nghiệp có nhu cầu nhập vàng vẫn phải trực tiếp xin phép NHNN. Việc thực hiện như trên dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp không thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh, kế hoạch sản xuất, thị trường vàng bị động về nguồn cung. Từ đó đặt ra vấn đề về việc lập ra trung tâm giao dịch vàng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu với mức giá cả hợp lí cho các doanh nghiệp sản xuất vàng trong nước.

Sau khi thị trường vàng nguyên liệu được hình thành và thực sự điều tiết được quan hệ cung cầu vàng nguyên liệu sẽ bỏ giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Như vậy nhu cầu vàng nguyên liệu nhập khẩu sẽ được tự điều tiết thông qua quan hệ cung cầu vàng, việc này sẽ mang lại thuận lợi cho việc sản xuất vàng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất vàng. Họ sẽ không bị hạn chế bởi giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, không phải chịu giá vàng nguyên liệu cao từ các nguồn không rõ ràng, giảm được chi phí sản xuất… Từ đó sẽ giúp giá vàng được ổn định hơn chứ không phải thay đổi thường xuyên theo giá nguyên liệu như trước đây, NHNN quản lí thị trường vàng tốt hơn.

Ngoài ra, Nhà nước có thể tham gia điều tiết giá cả thông qua chính sách thuế. Như vậy, hoạt động của thị trường vàng sẽ được công khai, ngân sách Nhà nước tăng được nguồn thu, Nhà nước nắm bắt và kiểm soát được hoạt động của thị trường vàng nguyên liệu và đây cũng là tiến trình chống độc quyền không cần thiết.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý THỊ TRƯỜNG VÀNG ở VIỆT NAM (Trang 34 - 38)