Đổi mới chính sách

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của CPTPP và EVFTA đến nông nghiệp việt nam (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIÚP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TẬN DỤNG TỐT CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC

4.2.Đổi mới chính sách

Một số chính sách của Việt Nam vẫn còn khoảng cách với các cam kết quốc tế, đặc biệt trong các cam kết về sở hữu trí tuệ, lao động công đoàn và cơ chế giải quyết tranh chấp. Do đó, cần phải rà soát kỹ các cam kết có liên quan đến ngành nông nghiệp đối chiếu với hệ thống các văn bản và tình hình thực thi chính sách hiện hành để có các giải pháp nhanh chóng điều chỉnh chính sách, hoàn thiện môi trường chính sách tạo điều kiện tận dụng cơ hội và chủ động đối phó với thách thức từ hội nhập. Ngoài ra, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn chặt với các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng theo các cam kết quốc tế. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhanh chóng tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp đầu tàu, kết nối với các tổ chức nông dân tập thể để hình thành thương

hiệu hàng nông nghiệp Việt Nam sạch. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các giải pháp trao đổi hàng hóa, phương thức thanh toán thương mại tại các khu vực CPTPP nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại nông sản tại khu vực này, tích cực tìm kiếm, giới thiệu các hiệp hội ngành hàng nông sản, các tập đoàn, doanh nghiệp uy tín tại các nước để thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, tranh thủ vận động nguồn vốn ODA, FDI vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong nước quảng bá mạnh mẽ sản phẩm gạo Việt Nam tại các nước.

Trong đó, trước hết cần cải thiện hệ thống các chính sách trực tiếp thực thi tốt hơn các cam kết và nâng cao bảo vệ sản xuất trong nước, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của CPTPP và EVFTA đến nông nghiệp việt nam (Trang 33 - 35)