Đối với thị trường có tiềm năng, nơi mà thủy sản Việt chưa tiếp cận được khách hàng

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế 2 hiện trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 26 - 33)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BỀN VỮNG, GIA TĂNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT

3.2 Đối với thị trường có tiềm năng, nơi mà thủy sản Việt chưa tiếp cận được khách hàng

khách hàng

- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Thứ nhất, kiểm soát chặt dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng: Cần thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản thủy sản. Tăng cường giám sát quá trình sản xuất và chế biến thủy sản của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải thực hiện kiểm tra chứng nhận về dư lượng kháng sinh cấm trong thủy sản theo quy định của các nước nhập khẩu. Giải pháp tổng thể để kiểm soát hiện tương bơm chích tạp chất và dư lượng kháng sinh bao gồm mọi hoạt động ở các khâu trong chuỗi quá trình cần được quản lý, chế tài chặt chẽ, tuyên truyền giáo dục tốt hơn ở mọi ngành, mọi cấp. Bởi lẽ, danh mục hóa chất cấm với thủy sản nhưng các ngành khác vẫn "vô tư" cho lưu hành, sử dụng ở những hoạt động khác của đời sống. Vì vậy, cần có thái độ dứt khoát đối với những hành động bơm chích tạp chất, hoặc muối ướp nguyên liệu bằng bột đắng vì đó không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà phải được coi là hành vi nguy hiểm, nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, mạng sống của con người.

+Thứ hai, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản xuất khẩu: Để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của người tiêu dùng thế giới, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cần:

Nhanh chóng áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiếm soát tới hạn) giống như các nước EU, Mỹ và Hàn Quốc quy định và Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện. Nâng cấp chất lượng nguyên liệu thủy sản và giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống bảo quản ngay trên tàu, xây dựng hệ thống chợ cá tại các cảng cá của các tỉnh trọng điểm, các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt quan tâm tới việc nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu chính cho chế biến vì những sản phẩm nuôi trồng thường cho chất lượng tốt và số lượng đồng đều hơn sản phẩm đánh bắt, việc bảo quản trước khi chế biến cũng thuận tiện hơn và giảm bớt rủi ro do vi sinh vật gây nên. Tăng cường đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản để đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang các nước. Chọn lựa để nhập khẩu những công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến tiên tiến của các nước phát triển phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn nhân lực và điều kiện tài nguyên thủy sản Việt Nam. Nguồn nhân lực cần được đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ, nắm vững và sử dụng tốt máy móc thiết bị hiện đại, có kiến thức và hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển cho đến bảo quản và chế biến.

+Thứ ba, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: Một là, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; Hai

, nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo phương pháp nuôi công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của từng vùng; Ba là, hướng mạnh vào phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt; Bốn là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trổng thuỷ sản khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Thứ tư,xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu:Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu ra các thị trường mới, các doanh nghiệp Việt Nam cần: Yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để được đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường các nước; nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương

hiệu theo đúng quy định của luật pháp các nước. Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng thế giới để đưa ra và quảng bá các thương hiệu phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ, Thương vụ Việt Nam tại các nước, các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thoả các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường nước ngoài và hợp tác với các nhà chế biến, phân phối nông sản, thực phẩm có thương hiệu uy tín trên thế giới. Tổ chức tham quan, tham dự hội chợ hàng thuỷ sản có sự hỗ trợ của nhà nước; nắm bắt thông tin qua hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; qua trung tâm phát triển ngoại thương của tỉnh, thành phố, qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản có thể tiếp thị thông qua mạng Internet bằng 2 cách: Xây dựng trang web của công ty với thiết kế khoa học và gây được ấn tượng; tiến tới việc xuất khẩu thuỷ sản qua mạng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tùy vào sự tăng trưởng của quy mô kinh doanh của doanh nghiệp có thể lựa chọn tiếp thị thông qua việc xây dựng bộ phận đại diện thương mại của công ty tại thị trường các nước khác. Trước mắt có thể góp vốn để Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mở văn phòng đại diện tại một số nước trên thế giới và doanh nghiệp dựa vào văn phòng này để nắm thông tin về thị trường và tiến hành xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần tiến đến xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.

+Thứ năm,các doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu luật pháp, đặc biệt là những thay đổi trong những quy định của các nước trên thế giới: Việc không cập nhật thông tin thường xuyên sẽ khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động và sẽ gặp rủi ro cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp tích cực để đối phó mỗi khi xảy ra tranh chấp thương mại. Doanh nghiệp nên thông qua các hiệp hội của mình, các cơ quan chuyên nghiệp để nắm bắt thông tin về hàng rào kỹ thuật của thị trường, và do đó khi làm ăn tại thị trường này cần có sự tư vấn của các đối tác sở tại. Bên cạnh đó cần nỗ lực tận dụng các FTA. FTA có hiệu lực sẽ giảm thiểu các hàng rào thương mại bất hợp lý, tăng tính công khai, minh bạch, có

thể dự báo khi triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm dịch động thực vật, cũng như rào kỹ thuật. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tận dụng những cam kết này để tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ đối mặt với các rào cản thương mại phi thuế mà các nước đang và sẽ áp dụng với thủy sản nhập khẩu nói chung và thủy sản từ Việt Nam nói riêng.

+ Quan trọng hơn, cần nắm thông tin về đối thủcạnh tranh của ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường thế giới.

Cần lưu ý rằng những đối thủ này có nhiều điểm tương đồng về điều kiện sản xuất, xuất khẩu với Việt Nam và họ đã có một thời gian dài thâm nhập, phát triển tại thị trường nước ngoài, họ có mạng lưới phân phối hàng thuỷ sản hiệu quả, đặc biệt các đối thủ đó thực hiện các liên kết hỗ trợ rất tốt giữa doanh nghiệp và chính phủ trong việc xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới, và thu hút đầu tư, liên kết với các đối tác nước ngoài cả trong khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.

- Đối với nhà nước và các cơ quan hữu quan:

+ Một là, Chính phủcần có chính sách khuyến khích hỗtrợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thông qua các biện pháp hỗ trợ tư vấn, đào tạo; Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển. Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển; Có chính sách hiệu quả tăng cường năng lực cho các trung tâm khuyến ngư; Tăng cường phổ biến những kiến thức và thông tin khoa học về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản về vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại...

+Hai là, Bộ Công Thương cần giúp doanh nghiệp hiểu lợi ích của chứng nhận xuất xứ và tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp chứng minh nguồn gốc xuất xứ, cũng như tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp nhỏ cũng có thể

đặt điều kiện mà doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Việc này giúp doanh nghiệp có thể làm quen với một phương thức mới, đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp.

+Ba là, các cơ quan quản lý cần tăng cường đẩy mạnh các kênh thông tin, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về rào cản thương mại phi thuế của các nước trên thế giới. Doanh nghiệp Việt phần lớn là quy mô nhỏ, khá hạn chế trong việc hiểu và ứng xử với các rào cản như vậy, nên việc hỗ trợ doanh nghiệp hết sức quan trọng và cần thiết, giúp doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đối phó, là yếu tố quyết định ban đầu giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản phi thuế quan.

+ Bốn là, cần tiếp tục quy hoạch các vùng sản phẩm theo lợi thế so sánh. Ứng phó với xu hướng bảo hộ mậu dịch và vượt qua rào cản về hàng rào kỹ thuật các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phát triển những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, có tính chất bổ sung với sản phẩm của các thị trường khác trên thế giới. Mỗi vùng đều có một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, khối lượng không lớn nhưng đó chính là lợi thế trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

+ Cuối cùng, Tổng cục Thuỷsản cần phải phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại xây dựng chiến lược xúc tiến ở tầm vĩ mô phù hợp với đặc diểm tính chất của thị trường các nước. Sự phối hợp này thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường các nước qua các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài… Xây dựng trang web với thiết kế hợp lý khoa học để giới thiệu tiềm năng của ngành thuỷ sản Việt Nam; tính cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, hoạt động thương mại; các cơ hội thương mại và đầu tư; cơ chế thủ tục đầu tư; xuất nhập khẩu thuỷ sản, đặc biệt là các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường các nước phát triển. Tổng cục Thuỷ sản, phối hợp Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hoá Thông tin, Tổng cục Hàng không Việt Nam để giới thiệu văn hoá ẩm thực Việt Nam. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, với những thế mạnh từ điều kiện tự nhiên, truyền thống, nguồn nhân lực,… cùng với sự quan tâm định hướng mang tính toàn diện và hiệu quả của các cơ quan Nhà nước thì thủy sản Việt Nam ngày càng trở thành thương hiệu nổi trội và được đánh giá cao của người tiêu dùng trên thị trường thế giới. Giúp phát triển kính tế Việt Nam, góp phần ổn định an ninh xã hội và đưa Việt Nam thành 1 điểm sáng của bản đồ xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

KẾT LUẬN

Chặng đường phát triển hàng chục năm qua của ngành thủy sản Việt Nam đã đánh dấu nhiều bước thăng trầm, đã có những giai đoạn suy thoái, trì trệ. Tuy nhiên, với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng có những bước tiến tích cực. Thuỷ sản từ chỗ chỉ làm một bộ phận rất nhỏ bé trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, đến nay đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Việt Nam thậm chí đã xác lập được một vị thế nhất định trên thị trường thủy sản thế giới dù rằng chưa phải là cao.

Không những phát triển việc đánh bắt thủy sản được nâng cao bằng những hỗ trợ về thuyền đánh bắt và những công cụ đánh bắt của nhà nước, sản xuất thủy sản cũng được phát triển hơn so với trước kia. Nếu trước kia Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác các tài nguyên thủy sản ở biển thì nay, nuôi trồng kèm theo chế biến thủy sản cũng đã trở thành một ngành đang được thúc đẩy ở Việt Nam, góp phần tạo nên những sản phẩm chất lượng hơn khi xuất ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu thủy sản ra thế giới của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn khi các nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan,… cũng đang ngày càng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, gây áp lực lên chất lượng và giá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, các hàng rào phi thuế quan để kiểm định chất lượng của các nước nhập khẩu chính của Việt Nam cũng tăng lên, yêu cầu một mức chất lượng chặt chẽ hơn cho các mặt hàng xuất khẩu.

Do vậy, Việt Nam cần có những chiến lược kinh tế để có thể cạnh tranh đối với các nước khác. Thứ nhất, Việt Nam cần có đưa ra những tiêu chuẩn nhất định về vệ sinh thực phẩm xuất khẩu đối với những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để tạo được hình ảnh, ấn tượng đối với các nước nhập khẩu. Thứ hai, cần đa dạng hóa những mặt hàng xuất khẩu để tạo ra nhiều sự lựa chọn đối với người tiêu dùng. Cuối cùng, cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đối với nước ngoài để mọi người biết đến những thương hiệu xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Với những chính sách đúng đắn từ nhà nước và những chiến lược kinh doanh từ doanh nghiệp, ngành thủy sản Việt Nam sẽ ngày càng phát triển ở cả trong nước và thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế 2 hiện trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w