Chứng thư bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm phát hành và cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. Bảo hiểm có tác dụng:
– Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế
– Giải quyết phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
– Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.
Công ty bảo hiểm được ký kết ở đây là HDI - Gerling Industrial Insurance. Đây là công ty con của HDI Global SE - một tổ chức lớn có uy tín với mạng lưới phân phối
dịch vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức này là một phần của tập đoàn Talanx, tập đoàn bảo hiểm lớn thứ ba của Đức và thứ bảy tại châu Âu6. Tại Australia, HDI-Gerling hoạt động độc quyền thông qua các công ty môi giới bảo hiểm. Có thể thấy, công ty bảo hiểm này rất đáng tin cậy và an toàn.
Chứng từ bảo hiểm được phân tích gồm hai mặt. Cụ thể:
Mặt thứ nhất chứa các thông tin về tên, địa chỉ công ty bảo hiểm; người nhận; cảng đi, cảng đến; thông tin về hàng hóa được bảo hiểm;…
Vì hàng hóa được giao theo điều kiện CIF nên người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu (điều kiện bảo hiểm loại C), giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hợp đồng. Cụ thể, trị giá số tiền bảo hiểm được ghi ở đây là 272935 USD.
Mục cuối mặt thứ nhất là các điều kiện bảo hiểm.
Dấu X được đánh vào ô trống tại các điều khoản bảo hiểm được chọn như: điều khoản vận chuyển hàng hoá với các chất ô nhiễm phóng xạ, các điều khoản loại trừ vũ khí hóa học, sinh học, hoá sinh và điện từ; điều khoản chiến tranh; điều khoản đình công;… Các điều khoản phải luôn được cập nhật cho phiên bản hiện tại. Ngoài ra còn có các điều kiện sau: trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng các hướng dẫn bên lề phải được tuân thủ; nếu yêu cầu bồi thường được trả cho một bản gốc của giấy chứng nhận thì các bản khác sẽ bị vô hiệu;…
Mặt thứ hai là các hướng dẫn phải tuân theo trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng (không tuân thủ các hướng dẫn này có thể ảnh hưởng đến yêu cầu bồi thường) và phần cuối là một bức thư mẫu. Một số hướng dẫn được liệt kê ở đây là:
+Kiểm tra hàng ngay.
+Bảo đảm quyền thu hồi từ bên thứ ba.
+Ngay lập tức liên hệ với kiểm soát viên có tên trong chứng thư bảo hiểm +Phải thông báo ngay về yêu cầu bồi thường cho người bảo lãnh.
+Một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường (B/L, chứng thư bảo hiểm,…) phải được trình cho người bảo lãnh.
+Yêu cầu bồi thường sẽ không được bên bảo hiểm xem xét, trừ khi nộp trong vòng 15 tháng sau khi chấm dứt bảo hiểm.