Tỷ lệ Nợ công trên GDP Giai đoạn 2013-

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công trần nợ công và phƣơng pháp xây dựng trần nợ công (Trang 45 - 48)

Giai đoạn 2013-2017 63.6% 62.6% 61% 58% 54.5% 2013 2014 2015 2016 2017

Trƣớc dấu hiệu nợ công có xu hƣớng giảm nhẹ, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã tính toán kĩ và quyết định không tăng trần nợ công và cho rằng nợ công đang trong giới hạn cho phép đó là mức trần nợ công 65% đang đƣợc Chính phủ áp dụng.

3.3. Giải pháp và điều chỉnh trần nợ công quản lý nợ công ở Việt Nam

3.3.1 Ý kiến của Bộ tài chính

Bộ Tài chính đã đƣa ra dự báo rằng nợ công có nguy cơ đạt đỉnh vào giai đoạn 2017-2018 và có xu hƣớng giảm dần vào 2020 do đây là giai đoạn thu hồi vốn của nhiều dự án. Trong khuôn khổ kì họp Quốc hội khóa XIV, Bộ Tài chính cũng cho biết Bộ và Chính phủ sẽ có các biện pháp để tái cơ cấu ngân sách, nợ công nhằm đảm bảo nợ công ở tất cả các năm không vƣợt quá 65% GDP. Trong phiên thảo luận về Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) chiều ngày 30/5/2017, các cơ quan điều hành cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý nợ công đã bộc lộ một số bất cập. Theo đó, nợ công, nợ Chính phủ tăng nhanh, gây áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ.

Bộ trƣởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thực tế nợ công tăng rất nhanh trong khi đó, tăng trƣởng kinh tế lại khó khăn. Năm 2016, tổng sản phẩm nội địa tăng 6,21%, năm 2017 ƣớc đạt 6,2%, thấp hơn kế hoạch đã đề ra là 6,7%.

Dù Luật Ngân sách Nhà nƣớc đã quy định nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi nhƣng những năm qua Việt Nam đã không làm đƣợc điều đó, thậm chí còn tăng chi, nên gánh nặng dồn vào nợ công.

3.3.2 Ý kiến của Ủy ban thường vụ quốc hội:

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại khẳng định Quốc hội đã rất quyết liệt trong vấn đề giảm nợ công và thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra tồn tại lớn nhất của việc quản lý nợ công hiện nay là có tới 3 cơ quan chức năng cùng quản, gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng nhà nƣớc. Bởi lẽ, nhƣ bà nhận định thì “không có quốc gia nào làm giống chúng ta, một ngƣời đi vay, một ngƣời phân bổ, một ngƣời trả nợ”.

Ở các nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc không phải là một thành viên của Chính phủ mà là ngân hàng trung ƣơng của các ngân hàng. Bên đi vay, đàm phán là Bộ Tài chính và đây là cơ quan thuộc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo lệ, Ngân hàng nhà nƣớc lại đƣợc coi là cơ quan ngang bộ, là một thành viên Chính phủ nên đƣợc cử tham gia các tổ chức quốc tế. Tại các cuộc họp thƣờng niên, trong khi các nƣớc là Bộ trƣởng Bộ Tài chính ngồi thì ở ta lại là Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc. Còn về vay ODA lại thuộc trách nhiệm Bộ Kế hoạch đầu tƣ.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh nếu lần này sửa đƣợc vấn đề này sẽ tạo ra cuộc cách mạng về quản lý nhà nƣớc về nợ công, may ra mới chấn chỉnh đƣợc.

Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ

công 2017 (sửa đổi năm 2009) quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Luật đƣợc đánh giá là một bƣớc tiến quan trọng, mạnh mẽ trong quản lý nợ công với nhiều nội dung mới nhƣ siết chặt quy định về nợ bảo lãnh chính phủ, vay về cho vay lại, trách nhiệm ngƣời đứng đầu và đặc biệt là quy định về thống nhất chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công về một đầu mối.

KẾT LUẬN

Chính sách nợ công của quốc gia khi đƣợc nghiên cứu không thể không có trần nợ công. Tăng trƣởng GDP, thâm hụt tài khoản vãng lãi, chênh lệch tín dụng, tính nợ công và độ tin cậy cùng với các chứng khoán nợ là những yếu tố tác động đến trần nợ công. Nhƣng không phải chỉ trần nợ công mà còn phải đánh giá tổng thể, phải dựa vào cách chính sách tăng trƣởng kinh tế, chính sách tài khóa, lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ của quốc gia đó. Nghiên cứu của Alex Pienkowski(2017, Reinhart và Rogoff (2010); Caner, Grennes và Koehler-Geib (2011) là những thực nghiệm khá tin cậy trong việc xác định ngƣỡng nợ công cũng nhƣ trần nợ công và đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nợ công và sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Theo thông lệ quốc tế, n gƣỡng nợ công tối ƣu hay mức trần nợ công (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trƣởng kinh tế) thông thƣờng cho các nƣớc phát triển là 90%, các nƣớc đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30 - 40%. Ở Việt Nam, mức ngƣỡng nợ công/GDP đƣợc Quốc hội đề ra 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy tỷ lệ ngày càng tăng của nợ công Việt Nam, cuối năm 2016 là 63.6% đã giảm xuống 62.6% vào cuối năm 2017, gần nhƣ chạm trần 65%, rủi ro vƣợt trần càng tăng có thể gây ra cả những hậu quả tích cực lẫn tiêu cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp chặt chẽ nằm quản lý nợ công hiệu quả, cân đối thu chi ngân sách nhà nƣớc để thúc đẩy phát triển kinh tế nhƣng không tạo gánh nặng nợ công quá lớn cho quốc gia, cũng nhƣ thế hệ tƣơng lai phải gánh chịu hậu quả của thế hệ hiện tại quá nhiều.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công trần nợ công và phƣơng pháp xây dựng trần nợ công (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w