3.1. Ý kiến của Bộ tài chính:
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý
nợ công và đặc biệt là Luật Quản lý nợ công để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản. Trong đó cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Quản lý nợ công về trả nợ chính phủ (Điều 30) và trả nợ của chính quyền địa phương (Điều 42) cho phù hợp; bổ sung thẩm quyền của các cơ quan nêu trên liên quan đến kế hoạch chi trả nợ trong kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm tại Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với Luật NSNN; cần có quy định về chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê tại Luật Quản lý nợ công để có cơ sở báo cáo thông tin thống kê về nợ công phù hợp, đồng bộ với pháp luật về thống kê. Luật Quản lý nợ công cần có các quy định về thẩm quyền để thống nhất với Luật Đầu tư công; sửa đổi Luật Quản lý nợ công theo hướng có quy định về kiểm toán nợ công phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước 2015.
Thứ hai, tổng kết, sửa đổi, bổ sung Chiến lược quản lý nợ công, đặc biệt là giai
đoạn 2016 - 2020, theo hướng phù hợp với thực tế nợ công hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ tiêu về nợ công đều đã dần tiệm cận với trần, việc giữ các tiêu chí nằm trong phạm vi trần cam kết là rất khó khăn. Việc tiếp tục duy trì nợ công trong hạn mức cần được theo dõi, đánh giá, tổng kết và đưa ra những cảnh báo kịp thời.
Thứ ba, kiểm soát việc tăng vốn vay: Chỉ chi tiêu nếu đã có nguồn thực; gắn
trách nhiệm vay - trả nợ trực tiếp với người ra quyết định đầu tư và tiêu dùng; không phát sinh nợ vay nếu không có phương án trả nợ khả thi; không vay cho tiêu dùng. Những giải pháp này chỉ có thể thực hiện được và phát huy kết quả khi có sự thống nhất và quyết tâm cao của tất cả các cơ quan hữu quan.
Thứ tư, tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, không để tình trạng quá hạn trả
nợ: Tăng cường kiểm soát các khoản vay về cho vay lại; hạn chế tối đa các khoản vay từ nước ngoài, thay bằng vay trong nước; tập trung các nguồn để trả nợ, nhất là nợ nước ngoài đến hạn; kiểm soát việc bảo lãnh tín dụng cho DNNN; tập trung trả nợ đọng xây dựng cơ bản. Những giải pháp này đòi hỏi các cơ quan hữu quan thống nhất từ trong tư tưởng chỉ đạo đến hành động thực tiễn. Các giải pháp này không chỉ đơn thuần là cắt giảm, nâng cao hiệu quả mà còn là sự hạn chế những giải pháp nới lỏng quản lý chi tiêu công, vay nợ công.
Thứ năm, giảm chi hiệu quả: Giảm chi thường xuyên thông qua việc cơ cấu lại
bộ máy, tinh giảm biên chế, giảm chi các hoạt động khánh tiết; giảm thiểu khởi công các công trình đầu tư có tính chất tiêu dùng; giảm chi bù lỗ DNNN; nâng cao hiệu quả đầu tư công để giảm tổng mức đầu tư, nâng cao đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm bội chi.
Thứ sáu, tăng thu ngân sách bền vững: Rà soát, xem xét, đánh giá, đổi mới hệ
thống thu ngân sách hiện hành; cải thiện môi trường kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhằm chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức do khu vực này có quy mô kinh tế lớn, trong khi chỉ chịu mức thuế thấp; tăng thu từ đất đai thông qua tăng thu từ thuế đất và nhà ở; tăng cường hiệu năng của bộ máy thu thuế, thu ngân sách, tránh và giảm thất thoát.
Thứ bảy, đa dạng hóa nguồn nợ nước ngoài: Không quy nợ nước ngoài về một
đồng ngoại tệ; theo sát diễn biến thị trường ngoại hối để có phản ứng thích hợp đối với nợ nước ngoài; từng bước thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước. Các giải pháp này đòi hỏi tính chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục của các cơ quan hữu quan, các cán bộ trong các tổ chức, đơn vị thực hành tác nghiệp.
3.2. Ý kiến của Ủy ban thường vụ quốc hội:
Nghị quyết nêu rõ yêu cầu bảo đảm an toàn nợ công với mục tiêu: nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính
phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% so với tổng thu ngân sách Nhà nước hằng năm.
Trong giai đoạn 2016-2020 không tăng trần nợ công vượt quá 65% GDP và cân nhắc nợ Chính phủ chỉ ở mức 53% GDP vì năm 2016 đã vượt giới hạn này, có thể ở mức 54-55% GDP. nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân khoảng 18,4%/năm, gần chạm ngưỡng cho phép (65% GDP), không bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Do vậy, giai đoạn 2016-2020, đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ mức nợ công theo đúng nghị quyết của Quốc hội.
Đối với nợ Chính phủ, đầu năm nay đã vượt giới hạn quy định (50,3% GDP so với quy định là không quá 50%). Dư nợ Chính phủ ở mức 53% GDP cho cả giai đoạn 5 năm là rất khó thực hiện do năm 2016 đã vượt giới hạn này (53,2% GDP). Do vậy, vừa bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, vừa bảo đảm mức hợp lý trong quá trình quản lý, xin tiếp thu ý kiến các vị đại biểu, nợ Chính phủ không quá 54% GDP.
KẾT LUẬN
Tóm lại, trần nợ không được gọi là mức "tối ưu" của nợ nần, mà là mức độ nợ nần, thận trọng và bền vững theo quỹ đạo tăng trưởng giả định của một quốc gia. Trần nợ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau để xác định tùy thuộc vào từng quốc gia và mục tiêu mà quốc gia đó hướng đến.
Hiểu được về trần nợ, các lý do mà các nước lựa chọn trần nợ như thế nào giúp cho chính phủ lựa chọn cho mình các chính sách nhà nước, các dự án chi tiêu sao cho phù hợp để có thể nằm dưới ngưỡng trần nợ này, tránh được phần nào tương đối các rủi ro khó khăn về tài chính cũng như rủi ro vỡ nợ, ảnh hưởng và làm tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế. Tuy nhiên có những thời kỳ chính phủ cần chi tiêu lớn vì mục đích đem lại lợi ích lớn cho xã hội và nền kinh tế trong tương lai thì việc nợ công có thể vượt trần là điều có thể xảy ra nhưng chỉ trong một thời kỳ nhất định. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ làm cho gánh nặng lên người dân của chính quốc gia đó, làm đảo chiều tác dụng của các khoản chi tiêu công, đem lại hiệu quả không như mong đợi. Do đó đứng trước mỗi dự án công, trước các khoản chi ngân sách, chính phủ cần hết sức cẩn trọng, xem xét, đánh giá để có thể lựa chọn dự án tốt nhất, hiệu quả nhất và có chi phí hợp lý nhất để có thể giảm mức vay nợ, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khoan vay này, đặc biệt là những nguồn nợ nước ngoài có chi phí cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam – Phạm Thị Thanh Bình (chủ biên) – NXB KHXH 2013 https://caphesach.wordpress.com/2013/06/19/khai-niem-va-ban-chat-cua-no-cong- phan-dau/ http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=386060 http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010073/0/7266/No_cong_tai_cac_nuoc_D au_la_nguong_ http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-moi-quan-he-giua-nguong-no-va-tang-truong- kinh-te-van-de-quan-ly-no-cong-o-viet-nam-44894/ http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download? doi=10.1.1.361.9706&rep=rep1&type=pdf https://www.youtube.com/watch?v=AmQogtK_Pao https://www.baomoi.com/no-cong-tai-cac-nuoc-dau-la- nguong/c/15199553.epi http://dantri.com.vn/tran-no-cong.tag http://dantri.com.vn/chinh-tri/bo-chinh-tri-ra-nghi-quyet-siet-quan-ly-no-cong- 20161120214433994.htm http://www.nhandan.com.vn/hangthang/kinh-te/item/30528602-no-cong-can-kiem- soat-o-nguong-cho-phep.html http://news.zing.vn/no-cong-viet-nam-va-khoan-dau-tu-khong-lo-cua-samsung- post478861.html https://www.thebalance.com/u-s-debt-ceiling-why-it-matters-past-crises-3305868 http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet? dDocName=MOFUCM091770&_afrLoop=1985721636802912#! %40%40%3F_afrLoop%3D1985721636802912%26dDocName %3DMOFUCM091770%26_adf.ctrl-state%3Dpujylwvt1_169 http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet? dDocName=MOFUCM091770&_afrLoop=1985721636802912#!
%40%40%3F_afrLoop%3D1985721636802912%26dDocName %3DMOFUCM091770%26_adf.ctrl-state%3Dpujylwvt1_169 http://cafef.vn/quoc-hoi-cho-phep-noi-tran-no-chinh-phu-2016110910122349.chn http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2015-09-17/nhung-uan-khuc-ve- kha-nang-tang-tran-no-cong-cua-my-24490.aspx http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2017-03-10/bo-truong-tai-chinh- my-keu-goi-quoc-hoi-som-nang-tran-no-cong-41440.aspx http://www.baohaiquan.vn/Pages/Con-nhieu-yeu-to-tac-dong-den-an-toan-no- cong.aspx http://qlkh.tnu.edu.vn/Documents/Theme/2070/2070.pdf