Nói không với nới trần nợ công

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1 (Trang 27 - 29)

Tuy đã đặt ngưỡng nợ cho từng giai đoạn 5 năm, trong quá khứ, đã có không ít lần chính phủ đề xuất với Quốc Hội xin nới ngưỡng nợ ngay trong thời điểm chính giữa giai đoạn. Vào thời điểm 2013, nền kinh tế trải qua thời kỳ phát triển chậm với CPI tháng 5 âm 0,06%, sau 5 tháng chỉ tăng 2,35% so với cuối 2012, Chính phủ nhận thấy nợ công trong giới hạn an toàn, đề nghị huy động thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế vượt qua lúc khó khăn, do đó đề xuất Quốc hội nới trần nợ công một chút. Hay như

thời điểm giữa quý 4 năm 2016, Chính phủ một lần nữa xin nới ngưỡng do nợ chính phủ đã ở mức 54 – 55% vượt chỉ tiêu 50%. Nguyên nhân do nợ công giai đoạn 2011- 2015 tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân khoảng 18,4%/năm, gần chạm ngưỡng cho phép (65% GDP), không bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dư nợ Chính phủ ở mức 53% GDP cho cả giai đoạn 5 năm là rất khó thực hiện do năm 2016 đã vượt giới hạn này (53,2% GDP). Do vậy, vừa bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, vừa bảo đảm mức hợp lý trong quá trình quản lý, Quốc hội đã cho phép nợ Chính phủ không quá 54% GDP.

Tuy nhiên, quan điểm chung và lâu dài của Quốc Hội vẫn là nói không với nới ngưỡng nợ công. Trong cuộc họp quốc hội năm 2016, phó thủ tướng chính phủ Vương Đình Huệ đưa ra ý kiến về việc nới trần nợ công của Việt Nam. Ông cho rằng ngưỡng nợ 65% đã được chính phủ đưa ra sau khi cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng, đồng thời cảm thán việc giữ được nợ công ở nước ta tại mức trần này là một sự cố gắng và phấn đấu mệt mỏi. Đồng quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, thời hạn trả nợ mặc dù đã được tái cơ cấu theo hướng kéo dài hơn, nhưng nhìn chung vẫn còn ngắn. Cùng với đó, so với giai đoạn 2011-2013 lãi suất nợ vay đã giảm rất nhiều, gần như một nửa, nhưng so với mặt bằng chung quốc tế vẫn còn cao, nghĩa vụ trả nợ của chính phủ còn nặng nề. Ông xác định mục tiêu kế hoạch tài chính 5 năm của nước ta trên tinh thần bám vào các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng, các chỉ tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua. Như vậy, trong giai đoạn 2016 – 2020, đề xuất của Chính phủ vẫn giữ trần nợ công là 65% GDP. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm:”Việc giữ trần là quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta có được những chỉ tiêu tài chính tốt. Vấn đề quan trọng hơn, nợ chúng ta vay về phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Trần nợ công được giữ vững sẽ giúp vị thế, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế. Cũng may mắn là thời gian qua, tỷ lệ vay trong nước của Chính phủ đã tăng lên, giảm tỷ lệ vay nước ngoài. Điều này giúp chúng ta có thể tăng tự chủ trong nước, đặc biệt là thời gian qua, cơ cấu kỳ hạn trái phiếu đã được kéo dài hơn rất nhiều so với trước đây. Việc đa dạng và tăng kỳ hạn huy động trái phiếu chính phủ đã giúp cho đỉnh trả nợ được giãn ra”

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1 (Trang 27 - 29)