WB cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thực hiên một phân tích về tính bền vững nợ của Việt Nam. Trong phân tích này, triển vọng kinh tế và các chỉ số được đưa ra xem xét bao gồm dự báo thu và chi ngân sách của Chính phủ, diễn biến thâm hụt ngân sách và tác động tới tổng khối lượng nợ công. Hai tổ chức cũng xem xét mức nợ công sẽ bi ̣ảnh hưởng như thế nào bởi những cú sốc bên ngoài, chẳng hạn như những thay đổi lớn về môi trường kinh tế vĩ mô, thu ngân sách bị giảm mạnh, hoặc khi tăng chi ngân sách... Ngoài ra còn có các chỉ số khác như tỷ lệ nợ công thu ngân sách chính phủ , tỷ lệ trả nợ/thu ngân sách, xuất khẩu... Qua phân tích, WB và IMF đã đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường tính bền vững nợ công thông qua việc củng cố tài khóa. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là giảm tốc độ tăng chi ngân sách, tăng cường năng lực quản lý thuế để huy đông thu NSNN hiệu quả hơn, từ đó giảm bớt thâm hụt ngân sách, cũng như nhu cầu vay nợ. WB đã đưa ra 5 khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình ngân sách, qua đó giảm áp lực nợ công, tăng cường hiệu quả và tính bền vững của nợ.
Kỷ luật tài khóa
Một số nghiên cứu của WB cho thấy, Việt Nam đã thực hiện kỷ luật chi ngân sách tốt hơn trong một số lĩnh vực, đảm bảo sát với dự toán được phê duyệt. Tuy chất lượng chi đã được cải thiện, song cần nâng cao kỷ luật hơn nữa trong việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu. Quyết toán chi ngân sách trong những năm gần đây có lúc vượt kế hoạch, gây ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính trung thực của các kế hoạch chi tiêu. Để giải quyết bất cập này, những thay đổi dự toán lớn cần được phê duyệt thông qua hình thức bổ sung dự toán ngân sách do cơ quan lập pháp các cấp phê duyệt. Điều này sẽ giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình cao hơn đối với cơ quan lập pháp và nâng cao hiệu suất chi tiêu.
Đối với nguồn vượt thu, số vượt thu phải được dùng để giảm bớt thâm hụt ngân sách và đưa vào dự toán ngân sách chung để Quốc hội phê duyệt cho năm sau. Trong trường hợp nửa đầu năm thu ngân sách vượt dự toán mà phát sinh thêm một số nhu cầu hoặc ưu tiên chi ngân sách thì Chính phủ và Quốc hội phải cân nhắc có một quy trình dự toán ngân sách bổ sung vào giữa năm.
Lập ngân sách trung hạn
Hiện tại, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được lập hàng năm và cho cả giai đoạn, trong khi NSNN được lập hàng năm. Do đó, cần lập ngân sách trung hạn, cập nhật hàng năm, phù hợp với các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và gắn kết với kế hoạch đầu tư trung hạn. Ngân sách trung hạn sẽ dự báo về tổng thu, chi và vay nợ trong 3 - 5 năm tiếp theo. Thông tin đó sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ và người dân dự trù kinh phí và xác định khả năng chi trả cho các kế hoạch phát triển của mình.
Hình thành cơ chế vay nợ của chính quyền địa phương
Cần hình thành cơ chế tổng thể về vay nợ của chính quyền địa
phương. Hiện nay, toàn bộ nợ của địa phương được xử lý ngoài NSNN vì ngân sách địa phương không được phép bội chi. WB khuyến nghị, vay nợ của chính quyền địa phương phải được đưa vào NSNN, năng lực quản lý nợ của địa phương cần được tăng cường và các hạn mức nợ cần gắn chặt hơn với khả năng vay và trả nợ của chính quyền địa phương. Điều này sẽ đem lại nguồn lực cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu hạ tầng tại một số địa phương, đồng thời đảm bảo địa phương vay nợ minh bạch và có trách nhiệm, từ đó thực hiện những dự án đầu tư
công đem lại hiệu quả cao.
Tăng cường công khai, minh bạch NSNN
WB ghi nhận, Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong việc công khai thông tin so với cách đây 10 - 15 năm. Hiện thông tin về ngân sách đã công khai khá cụ thể so với trước đây. Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực và hành động để tăng mức độ tiếp cận thông tin và tham gia ý kiến của người dân đối với NSNN. Tuy nhiên, khi Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới thì mức độ công khai thông tin cần phải cao hơn nữa. Các khoản chi ngân sách cần được báo cáo, thông tin rõ ràng cho công chúng để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách ở tất cả các cấp chính quyền, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình. Chẳng hạn, dự toán NSNN trình Quốc hội và hội đồng nhân dân ở địa phương cần được công khai vào thời điểm trình để người dân có thể tham gia ý kiến.
WB cho rằng, tổng hợp báo cáo về toàn bộ các hoạt động của khu vực công sao cho Chính phủ, Quốc hội và người dân có được bức tranh đầy đủ về chính sách tài khoá là việc làm cần thiết. Việc này có thể thực hiện thông qua báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ với thông tin đầy đủ về thu, chi, tài sản tài chính và phi tài chính, các khoản nợ. Giống như các quốc gia khác, NSNN không chỉ là kênh duy nhất đảm bảo kinh phí cho dịch vụ công. Tại Việt Nam còn có các quỹ ngoài ngân sách và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ông Habib Rab đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát những rủi ro của hoạt động chi tiêu các quỹ ngoài ngân sách và các DNNN đối với NSNN bởi các cuộc khủng hoảng
toàn cầu trước đây cho thấy, những rủi ro lớn nhất đối với NSNN thường bắt nguồn từ các hoạt động của khu vực công ngoài ngân sách.
Để có thể nắm rõ quy mô tài chính của khu vực công, cũng như nhận định đúng về tính bền vững về tài chính của Chính phủ, trong đó có tính bền vững về nợ công , cần có thông tin tài chính tổng hợp, chính xác của tất cả các yếu tố cấu thành nên khu vực công. Hơn nữa, NSNN có thể không phải chịu trách nhiệm về những hoạt động bên ngoài hệ thống chính quyền nhưng nó vẫn phải chịu trách nhiệm một cách gián tiếp , đặc biệt trong trường hợp có những cú sốc tác động đến toà n bộ nền kinh tế. Ví dụ như, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu , ở một số nước, Chính phủ đã phải can thiệp để giải quyế t những rủi ro xảy ra đối với các quỹ ngoài ngân sách và các DNNN.
Tại Việt Nam, điểm tích cực là các bộ phận trong khu vực công đều có chế độ báo cáo cụ thể. Tuy nhiên, ông Habib Rab cho rằng , Chính phủ cần hợp nhất những báo cáo này để đưa ra một bức tranh toàn diện về toàn bộ khu vực công trong thời gian tới .
K T LU NẾ Ậ
Hiện nay, mỗi người dân Việt Nam đang gánh khoảng 1000$ nợ công trong khi mức thu nhập bình quân đầu người chưa đến 2000$/năm, và dự kiến mức nợ sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Con số này cùng với bài học mới nhất từ đất nước Hy Lạp đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình nợ công của Việt Nam cả về quy mô, cơ cấu, nghĩa vụ trả nợ, các chỉ số an toàn nợ công. Dù rằng được đánh giá là không có khả năng vỡ nợ trong tương lai gần, nhưng nợ công của Việt Nam vẫn ở mức cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với việc nợ công gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế nhận định rằng Việt Nam sẽ bị suy giảm dần khả năng hấp thụ những cú sốc trong tương lai. Đặc biệt là trong bối cảnh bội chi luôn ở mức cao, nguồn thu thuế sắp sụt giảm mạnh vì kí kết các thỏa thuận thương mại tự do; cộng thêm việc đầu năm nay, 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là gạo và dầu thô đang mất giá, thì nguy cơ Việt Nam lâm vào khủng hoảng nợ là rất cao nếu Chính phủ không kịp thời thi hành những biện pháp quản lý nợ công hiệu quả. Theo WB biện pháp khả thi nhất lúc này, là Chính phủ Việt Nam phải củng cố tài khóa. Cụ thể là giảm tốc độ tăng chi ngân sách, tăng khả năng huy động thu ngân sách nhà nước, từ đó giảm bớt thâm hụt ngân sách, cũng như nhu cầu vay nợ, đồng thời có những biện pháp toàn diện để khắc phụ những lỗ hổng chính sách trong nước, …
Chỉ khi Chính phủ thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp này thì Việt Nam mới có cơ hội kiềm chế sự gia tăng của nợ công trong tương lai gần, và tăng tính bền vững của nợ công trong một tương lai xa hơn. Để từ đó ổn định nền kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng đất nước, vì mục tiêu xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc