CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC THÂM HỤT NGÂN SÁCH

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 34 - 36)

5. LỜI CẢM ƠN

3.1. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC THÂM HỤT NGÂN SÁCH

Thâm hụt ngân sách là một vấn đề nan giải mà mọi quốc gia gặp phải. Vấn đề này không có biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết triệt để, mỗi biện pháp đưa ra để khắc phục đều sẽ có mặt lợi và mặt hại. Một số biện pháp tiêu biểu để khắc phục vấn đề này là

a. Phát hành tiền

Khi ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở, đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất nước suy thoái. Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm tiền sẽ góp phần thực hiện mục đích của chính sách ổn định hóa kinh tế thông qua việc đưa nề kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát

Ngược lại, khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng tực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở, vì như vậy sẽ càng kích tổn cầu lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng, hâu quả là làm tăng lạm phát

 Ưu điểm: Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm nợ

 Nhược điểm: Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một tổng cầu quá lớn trong nền kinh té và làm cho lạm phát tăng nhanh

b. Vay nợ

 Vay nợ trong nước: Vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của Nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và các ngân hàng

 Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sơ tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai

 Nhược điểm: Chứa đựng nguy cơ kiềm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế do giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép tăng lãi suất trong nước. Tuy không gây lạm phát trước mắt nhưng có thể gây áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trên GDP liên tục tăng, tạo ra gánh nặng nợ cho chính phủ

 Vay nợ nước ngoài: Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính như: Ngân hàng thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế. Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng

 Ưu điểm: Là một biện pháp tài trợ ngân sách hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản thâm hụt mà không gây sức ép nên nền kinh tế. Là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

 Nhược điểm: Vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh năng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Dễ khiến cho nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài

c. Tăng thuế

 Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được, tăng thuế suất thuế thu nhập sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời còn khuyến khích các đối tượng mở mang hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời, một phần nộp ngân sách nhà nước, còn lại là thặng dư cho mình.

 Nhược điểm: Khi vượt quá giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy việc trốn thuế, lậu thuế. Trên thực tế, tăng thuế là biện pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém. Tăng thuế có khả thi hay không còn phủ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống thu và hiệu suất từng sắc thuế

d. Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách

Đây là một giải pháp mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào các dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả cần phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu công là một biện pháp “tiêu cực”. Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên bao gồm cả chi lương, chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lí hành chính, thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 34 - 36)