Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ công cao bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý của một số quốc gia trên thế giới nhằm duy trì tính bền vững của nợ công (Trang 31 - 35)

bền vững

Nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh toán nó, tuy nhiều nước đã thất bại đặc biệt những quốc gia ở châu Âu. Cần có một giải pháp hợp lí cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, mà Việt Nam đang có xu hướng trở thành nước có nợ công cao, cần phải học hỏi kinh nghiệm để duy trì tính bền vững như của Nhật, Mỹ :

Thực hiện công khai minh bạch báo cáo nợ công: Mỹ đã đưa ra rất nhiều biện pháp để thượng tôn tính minh bạch, giúp cho các đơn vị được kiểm toán nhận thấy rõ trách nhiệm của mình, hướng tới công khai minh bạch trong các hoạt động. Việc công khai kết quả kiểm toán nợ công đồng nghĩa với việc các thông tin về tính trung thực, tin cậy của các báo cáo về nợ công và tình hình quản lý nợ công sẽ được công bố rộng rãi đến các đối tượng sử dụng thông tin. Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào kết quả kiểm toán để ra các quy ết định quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn đối với nợ công. Thực tế cho thấy ở Việt Nam cũng mắc những vấn đề tương tự Trung Quốc trong việc công khai minh bạch. Việt Nam cần nâng cao trong tính minh bạch như sử dụng thông tin sử dụng kết quả kiểm toán trong việc thực hiện giám sát, chất vấn và phản biện xã hội, qua đó tạo áp lực tác động ngược trở lại đối với công tác quản lý và sử dụng các khoản nợ công. Công khai kết quả kiểm toán cũng là kênh phản biện cần thiết để kinh tế Nhà nước không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán. Kinh tế Nhà nước ngoài việc công khai như hiện nay, tiến tới khi thực hiện kiểm toán nợ công thành những cuộc riêng biệt, kiểm toán chuyên đề về nợ thì có thể phát hành riêng bản tin về kết quả kiểm toán nợ công. Đây cũng là giải pháp quan trọng để đưa công tác quản lý nợ công của Việt Nam vào nề nếp, minh bạch và hiệu quả.

Tăng thu ngân sách Nhà nước bằng công cụ thuế: Nước Mỹ đang gặp vấn đề vẫn gây tranh cãi giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đảng Cộng hòa chủ trương sẽ không tăng thuế, mặc dù mức thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công cao tới mức báo động, yêu cầu phải có những nguồn thu nhập mới. Còn Đảng Dân chủ thì chỉ xem xét việc tăng thuế thu nhập, mà không có ý định sửa chữa, điều chỉnh hệ thống thuế hiện đã trở nên phức tạp, bị bóp méo và đang phá hoại sự tăng trưởng. Điều này thấy rõ ở Việt Nam, một hệ

phủ nhưng cũng phải phù hợp với những người thu nhập thấp để không phải là gánh nặng thuế sẽ dẫn đến việc thu thuế kém hiệu quả. , hệ thống thuế cần được cải cách bảo đảm các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Khuyến khích tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng nhát là nh ững mặt hàng xa x ỉ nhập khẩu

Định hướng cắt giảm chi tiêu công: Mặc dù khó có khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công, Chính phủ Mỹ vẫn công bố chương trình cắt giảm ngân sách mạnh mẽ nhằm giảm nợ công và chi tiêu công trong đó riêng chương trình y tế chăm sóc sức khỏe đã cắt giảm 700 tỷ USD. Cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế là biện pháp tình thế của nước Mỹ để tránh khỏi khủng hoảng trong tương lai, để tránh ngay những sai lầm đó Việt Nam cũng cần cắt giảm chi tiêu công. Đặc biệt ở lĩnh vực xây dựng, nhiều dự án tốn kém mà không mang lại hiệu quả trong khi đó có những d ự án cần thiết mà chưa được triển khai, quả thực là vấn đề lớn cho sự phát triển đất nước. Cần cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc những chương trình/dự án chi tiêu kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên thấp, hoặc những lĩnh vực mà khu vực tư nhân có t hể làm tốt. Bên cạnh việc phân bổ lại chi đầu tư theo hướng hiệu quả hơn, chi thường xuyên, dự toán gấp hơn 3,6 lần chi đầu tư trong năm 2012, cũng phải là đối tượng được rà soát và cắt giảm quyết liệt.

Phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước: Từ đầu thập niên 1990, khi ngân sách Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn t ỷ USD, phần lớn trái phiếu chính phủ hướng tới người mua là dân chúng Nhật Bản (chiếm tới 95% trái phiếu chính phủ). Khoảng 50% tài sản chính trị (khoảng 1.400 nghìn tỷ yên) được tích trữ dưới dạng tiền mặt và gửi ngân hàng (tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 14%), trong đó, phần lớn được đầu tư vào trái phiếu chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng. triển vọng đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản hiện ổn định và Nhật Bản “không quá gần” với khủng hoảng, ít nhất là trong ngắn hạn, nhờ 3 yếu tố cơ bản: (1) Cán cân thanh toán quốc tế mạnh và dự trữ ngoại hối hơn 1000 t ỷ USD; (2) Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân vẫn lớn hơn nợ công; (3) Đa phần trái phiếu chính phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Do ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế, nên Chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ gặp thách thức trong vấn đề vay nợ khi các nhà đầu tư trong nước không còn mặn mà với trái phiếu Nhật Bản. Những thế mạnh này đã giúp Nhật Bản giữ được thị trường trái phiếu bình ổn. Đây là bài học mà Việt Nam nên làm theo,vì thực

tế Việt Nam đang có xu hướng giống những nước đã thất bại khi để nợ nước ngoài quá cao. Phát triển thị trường nợ trong nước, cả sơ cấp và thứ cấp, trái phiếu chính phủ trong nước. Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể phải chấp nhập chi phí vay mượn trong nước cao nhằm phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, theo thời gian, khi thị trường này phát triển và có tính thanh khoản cao hơn, Chính phủ có thể huy động được vốn với chi phí thấp. Sự phát triển của thị trường TPCP sẽ giúp cho Chính phủ huy động được vốn với kì hạn dài, lãi suất cố định và đặc biệt là bằng nội tệ. Do vậy, các rủi ro liên quan đến lãi suất, tỉ giá và đảo nợ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường TPCP thứ cấp còn giúp kéo theo sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì TPCP là tiêu chuẩn để xác định rủi ro của các công cụ nợ khác.

KẾT LUẬN

Thông qua đề tài này chúng em mong muốn gửi đến bạn đọc một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nợ công, các cuộc khủng hoảng nợ công đã và đang diễn ra, cách ứng phó của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu về vấn đề nợ công ở Việt Nam, tình hình quản lý và các biện pháp đối phó, nâng cao hiệu quả quản lí.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang diễn ra rất phức tạp và lan nhanh, ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu lý luận của nợ công, kinh nghiệm của các nước và bài học áp dụng cho Việt Nam là thực sự cần thiết. Bài tiểu của chúng em xin phép được kết thúc tại đây mặc dù còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bản tin nợ công (số 3) – Bộ tài chính, nước CHXHCN Việt Nam, tháng 8/2014 NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ - GS.TS Ngô Thế Chi

Giám đốc Học Viện Tài Chính.

http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/995-qun-ly-n-cong-bng-4-cong-c-.html http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=165278 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chinh-phu-lap-quy-tich-luy-tra-no-ung-tra-thay- nguoi-duoc-baolanh-683279.htm http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.asp x?ItemID=333&TabIndex http://www.baomoi.com/Giam-ganh-no-cho-quoc-gia/126/15082337.epi http://nld.com.vn/kinh-te/no-cong-chinh-xac-bao-nhieu-20141021231313761.htm http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/pgs-ts-dao-van-hung-no-cong- van-chuaduoc-tinh-du-3126873.html http://www.sav.gov.vn/2497-1-ndt/no-cong-%E2%80%93-thuc-trang-va-nhung-van- de-canquan-tam.sav http://dantri.com.vn/kinh-doanh/no-cong-tang-thu-ngan-sach-1214nam-moi-dam-bao- tra-no-886086.htm http://www.thesaigontimes.vn/126836/Dau-la-van-de-cua-ngan-sach.html http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-dire-state-of-public-debt- 04072015081401.html http://www.doimoi.org/detailsnews/1426/352/no-cong-va-hieu-qua-cua-dau-tu- cong.html http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2017-01-13/quan-ly-no- cong-se-nang-cao-tieu-chuan-cho-vay-lai-von-vay-cua-chinh-phu-39907.aspx

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý của một số quốc gia trên thế giới nhằm duy trì tính bền vững của nợ công (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w