KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 3.1 Kết luận

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 39 - 43)

3.1 Kết luận

Thông qua việc triển khai mô hình Hensen (1999) để phân tích mối quan hệ giữa nợ công và tỷ lệ tăng trưởng, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu được mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến nợ công và tỷ lệ tăng trưởng. Mô hình đã thể hiện được điểm mạnh trong việc phân tích được mối quan hệ phi tuyến khi không có cơ sở lí thuyết đối với một hàm hiện. Bản chất mô hình ngưỡng kiểm định sự tồn tại phi tuyến và mặc định mô hình tuyến tính nếu như phi tuyến không tồn tại. Khác với mô hình bình phương trong đó chỉ có tham số biến nợ công thay đổi, mô hình ngưỡng cho phép tất cả các tham số của các biến được đưa vào mô hình thay đổi tùy theo các chế độ ngưỡng của nợ công so với GDP.

Kết quả thu được từ quá trình kiểm định được mối quan hệ tác động mạnh mẽ giữa nợ công và tỷ lệ tăng trưởng. Nếu nợ công dưới 75,81% và 44,3% sẽ tác động tích cự tới sự phát triển của nền kinh tế, nếu nợ công vượt qua mức ngưỡng trên thì tác động lên kinh tế là âm. Từ những phân tích và kết quả thu được từ mô hình Hensen (1999), nhóm nghiên cứu xin được đề xuất một ngưỡng nợ công trung bình tối ưu đối với sự tăng trưởng của Việt Nam là 60,1%. Tuy nhiên đây chỉ là con số đo lường được từ số liệu của 21 năm trở lại đây của Việt Nam nên có thể không đưa ra được con số chính xác. Để có thể tìm hiểu rõ hơn, nhóm nghiên cứu cho rằng cần có số liệu chính xác từ trước năm 1995 của Việt Nam nhưng vì do nhiều nguyên nhân nên số liệu trước năm 1995 không hoàn toàn chính xác gay ra nhiều sai sót. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị nên thực hiện đồng thời các nghiên cứu về mức ngưỡng nợ công của các nước đan phát triển như Việt Nam để có thể tìm ra những điểm không phù hợp cho mô hình.

Như vậy, tỷ trọng nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm đang là một mối nguy hiểm tiềm ẩn với nền kinh tế. Ngoài ra, nợ công còn bị những yếu tố khác có diễn biến không mấy tích cực tác động, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nợ công hiện nay. Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu đưa ra kiến nghị

cần phải có các chính sách phù hợp để cắt giảm hoặc sử dụng tỷ lệ nợ công của Việt Nam, đưa mức nợ công tiến tới mức tối ưu là 60,1% để bảo vệ mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và an toàn. Để thực hiện được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu xin phép được đưa ra một vài kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại Việt Nam.

3.2 Một vài kiến nghị giải pháp

Nhằm hướng tới việc cắt giảm và sử dụng nợ công một cách có hiệu quả, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp sau.

Thứ nhất, tăng hiệu quả đầu tư công

Ba nguyên nhân chính dẫn tới đầu tư công không hiệu quả là quy trình đầu tư không chặt chẽ, lạm dụng ngân sách mềm, đầu tư dàn trải không chọn lọc và không nhắm tới hiệu quả. Do đó, để tăng hiệu quả đầu tư cần phải kiểm soát chặt chẽ từng quá trình đầu tư, hạn chế và ngăn ngừa tham ô và đầu tư những kế hoạch có chọn lọc kĩ càng.

Quy trình đầu tư hiện nay là do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các dự án đầu tư công là chủ yếu nhưng người phê duyệt, thẩm định lại là các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp này. Ví dụ: BOT Cai Lậy. Cần có cách quy định sửa đổi về quy trình đầu tư như đầu thầu tổ chức công khai minh bạch, chấm dứt các tình trạng như trên.

Ngân sách cứng cần đi liền với ngân sách mềm. Nhà nước cần hạn chế tối đa các ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước, tuy tạo điều kiện nhưng không thể qua mức tạo tam lý ỷ lại của các doanh nghiệp này.

Chính phủ cũng cần tập trung nguồn lực vào các dự án có trọng điểm. Đối với các địa phương, cần điều chỉnh tỷ trọng chi đầu tư, sao cho không quá lớn như giai đoạn 2011 – 2015, với 70% tổng chi đầu tư công, cao nhất trong các quốc gia đang phát triển với mức trung bình khoảng gần 40%.[tk5] Ngoài ra việc thẩm định các dự án cần có sự tham gia của các tổ chức thẩm định độc lập với Nhà nước.

Thứ hai, tăng cường kỷ luật tài chính tổng thể

Kỉ luật tài chính tổng thể yêu cầu giới hạn chi tiêu ngân sách phải được tăng cường trong suốt quá trình thực hiện ngân sách và được duy trì, giữ vững ổn định trong dài hạn.

Cần có những quy định ràng buộc khắt khe cuat Luật ngân sách nhà nước cho tới những cam kết của Chính phủ về tài khóa trước Quốc hội. Các chỉ tiêu về an toàn nợ công cần được bảo đảm tuân thủ, tránh tình trạng nới rộng phạm vi an toàn. Luôn giữ vững mức nợ công trông ngưỡng cho phép, thâm hụt ngân sách không quá 5%, cùng các ràng buộc khác. Chính Phủ phải tăng cường thực hiện các biện pháp để thực thi và thường xuyên giám sặt chặt chẽ quá trình thực hiện, kiểm tra ngân sách trong quá trình chấp hành.

Thứ ba, cần xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong quản lí ngân sách

Thực trang việc tăng chi ngân sách hằng năm là một biểu hiện đáng lo ngại. Xây dựng một khuôn khổ chi tiêu cho ngân sách nhà nước trong một thời gian trung hạn sẽ tăng cường năng lực lập kế hoạch chi tiêu công ở các ngành và địa phương. Giải quyết được phần nào sự bất cân bằng giữa chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư. Đồng thời cũng hình thành chính sách chi tiêu cho dài hạn và tăng cường tính kỉ luật tài khóa tổng thể.

Việc lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ là khởi đầu cho việc từ bỏ quy trình soạn lập ngân sách theo phương thức tăng dần, dựa vào các định mức để chuyển sang xây dựng một hệ thống quản lí ngân sách theo kết quả.[tk6]

Thứ tư, kiểm soát rủi ro lãi quất, tỷ giá

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố ảnh hưởng tới nợ công. Lãi suất thực tăng sẽ làm tăng chi phí vay của nợ trong nước và nợ nước ngoài, trong khi tỷ giá (ngoại tệ so với nội tệ) tăng sẽ làm tăng chi phí vay của nợ nước ngoài (bằng ngoại tệ đó). Vì vậy, quản lý nợ trong nước cần kiểm soát rủi ro lãi suất và quản lý nợ nước ngoài cần kiểm soát rủi ro lãi suất và tỷ giá. Các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền có thể được sử dụng cho mục đích này, được quy định trong Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, có hiệu lực kể từ 1/7/2018. Cùng với đó, để giảm rủi ro tỷ giá đối với nợ nước ngoài, tỷ trọng nợ nước ngoài cần được tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm.

Thứ năm, hạn chế nghĩa vụ nợ phát sinh

Chính phủ cần giảm thiểu các cam kết bảo lãnh, tăng cường giám sát quy trình cấp bảo lãnh và cả điều kiện bảo lãnh đối với các doanh nghiện nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước có thể thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước bằng cách giúp họ nâng cao hiệu quả quản trị và nâng cao trách nhiệm giải trình các hoạt động đối với các cơ qaun bảo lãnh và quản

lý. Quốc hội có thể xem xét việc đưa vào nợ công thành phần nghĩa vụ nợ phát sinh, trong đó đặt ra các điều kiện để đánh giá khả năng chính phủ can thiệp bằng cách bảo lãnh cho các doanh nghiệp không có khả năng chi trả. Bằng cách này, nợ công sẽ phản ánh chân thực hơn an toàn nợ công cũng như tính bền vững nợ công. [tk5]

Thứ bảy, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là điều kiện kiên quyết giúp Việt Nam đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ không chỉ ở hiện tại mà cả ở tương lai. Nước ta đi theo con đường tăng trưởng theo chiều rộng nên tính bền vững không cao, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ta cần chú trọng cả về chiều sâu như năng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện môi trường, khuyến khích và hỗ trợ cho môi trường doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước Việt Nam nên có những nhận thức rõ ràng về tiềm lực cũng như thế mạnh của bản thân, từ đó chúng ta cần chú trọng vào phát triển cũng như đào sâu đầu tư và nghiên cứu cho những lĩnh vực trọng điểm chứ không nên đầu tư một cách dàn trải không cố định kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w