Hai kịch bản nợ công 2014-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ưu (Trang 27 - 28)

Kết quả nghiên cứu và kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam với chuỗi số liệu từ 1995 – 2013:

 Khi tỷ lệ nợ công/GDP ≤ 68% thì nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tính bền vững của chính sách tài khóa.

 Khi tỷ lệ này lớn hơn 68% thì nợ công sẽ làm giảm động lực đầu tư phát triển, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm suy giảm khả năng trả nợ và mức độ an toàn của nợ công.

Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ngưỡng nợ công tối ưu bình quân giai đoạn 2014 – 2020 là 68% GDP (thấp hơn ngưỡng nợ công 75,8% theo công trình nghiên cứu về ngưỡng nợ công của của PGS. TS. Sử Đình Thành (2012)).

Nhóm nghiên cứu đề xuất 2 kịch bản nợ công trong giai đoạn 2014-2020:

Kịch bản 1: không phát hành trái phiếu 2017-2020;

Kịch bản 2: tăng phát hành trái phiếu 2016 – 2020

Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho 2 kịch bản như sau:

 Tăng trưởng kinh tế: 5,95% (2014); 6,3% (2015); bình quân 7%/năm (2016 – 2020);

 Bội chi: 5,6% (2014); 6% (2015); bình quân 4,8%/năm (2016 – 2020); 3,9% (2020).

Ngưỡng nợ và trần nợ theo đề xuất của nhóm nghiên cứu chọn kịch bản 2:

 Ngưỡng nợ công 2014- 2020 tính theo Luật Quản lý Nợ công là: bình quân 2014 – 2020: 62,7%; đỉnh là 64,3% (2016); thấp nhất là 59,9% (2014).

 Ngưỡng nợ công 2014- 2020 tính theo đề xuất của nhóm nghiên cứu về phạm vi xác định nợ công: bình quân 2014- 2020 là 67,9%; đỉnh là 69,2% (2016); thấp nhất là 65,2% (2014).

Trần nợ công 2014-2020 được xác định căn cứ vào ngưỡng nợ công nói trên. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ rõ, điều kiện để kịch bản khả thi: tốc độ tăng trưởng kinh tế và bội chi phải đảm bảo các chỉ tiêu theo dự báo nói trên. Nếu tốc độ tăng trưởng không đạt chỉ tiêu dự báo, thì ngưỡng nợ công sẽ tăng vọt lên cao hơn 70% GDP và ảnh hưởng đến sự an toàn của nợ công.

Chính phủ cần ban hành cơ chế đặc biệt giải quyết các vướng mắc pháp lý và tài chính trong việc bán nợ xấu nhằm xử lý nhanh nợ xấu để ngân hàng đủ điều kiện mở rộng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Đây là điều kiện cốt lõi để đảm bảo an toàn nợ công. Hiện nay, đa số các ngân hàng có nợ xấu và nợ tái cơ cấu lớn hơn vốn chủ sở hữu nên không thể mở rộng cho vay nền kinh tế. “Nếu để cho hệ thống ngân hàng thương mại tự xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro thì phải mất từ 5-6 năm(đến 2020) mới sạch nợ xấu và không thể mở rộng cho vay đối với nền kinh tế”, TS. Hoát cảnh báo. Nếu kinh tế tăng trưởng <6%/năm trong giai đoạn 2015-2020 thì nợ công sẽ tăng rất cao và ảnh hưởng đến mức độ an toàn nợ công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ưu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w