CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN KÈM THEO GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công đánh giá tính bền vững của nợ công việt nam (Trang 26 - 29)

3.1 Kết luận

Nghiên cứu đã đưa ra nhiều kỹ thuật phân tích nhằm xem xét tính bền vững của nợ công việt Nam. Các đánh giá theo khung nợ bền vững DSF (Debt Sustainability Framework) cho thấy Việt Nam vẫn đang nằm trong vùng an toàn.

Về cơ bản, các kết quả nghiên cứu nói trên về cơ bản là khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

Tuy nhiên, có một điểm chúng ta vẫn cần lưu ý là dựa theo mô hình DSF (2017) thì nợ công của VN vẫn có độ rủi ro khi có đến 2/5 chỉ số vượt ngưỡng cảnh báo của mô hình DSF (2017) của IMF và WB.

Một điều cần lưu ý nữa là, kết luận trên được đưa ra trong phạm vi nghiên cứu giai đoạn 2011–2017 khi mà VN chưa tốt nghiệp ODA nên mô hình DSF dùng để so sánh là khung nợ áp dụng cho các nước thu nhập thấp (LICs). Tuy nhiên, sau khi VN "tốt nghiệp ODA" và chính thức được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình (MICs), do vậy kết quả nghiên cứu sẽ thay đổi. Khi có nguồn số liệu đầy đủ và khung nợ mới, việc đánh giá tính bền vững của nợ công cần được tiếp tục nghiên cứu.

3.2Kiến nghị giải pháp

Trước những vấn đề khủng hoảng nợ công đã xảy ra trên thế giới, chính phủ Việt Nam cần rút ra kinh nghiệm và tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất nhằm điều chỉnh và quản lí nợ công của Việt Nam, giữ những tỷ lệ đánh giá nợ công ở mức độ an toàn nhất có thể. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng giải quyết vấn đề nợ công ở Việt Nam.

Thứ nhất, tăng cường tính kỷ luật tài khóa nhằm giảm thâm hụt NSNN. Để làm

được điều này cần có những biện pháp điều chỉnh cả nguồn thu và chi NS phù hợp hơn với tình hình thực tế. Đối với công tác thu NSNN, CP cần cải cách hệ thống thuế nhằm giảm gánh nặng thuế, tạo nguồn thu ổn định và cân bằng. CP cần thực hiện giảm quy mô thu NSNN về mức hợp lý cũng như giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn thu khai thác tài nguyên. Theo đó, ngoài các giải pháp kỹ thuật như giảm thuế suất, mở rộng phạm vi tính thuế… thì hiệu quả của công tác quản lý thuế cần được ưu tiên hàng đầu. Trong điều kiện sức cầu yếu, khu vực DN gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc tăng thu sẽ khó khả thi hơn cắt giảm chi tiêu.

Thứ hai, chính phủ cần xem xét và điều chỉnh nguyên tắc hạch toán của mình.

liệu và thông tin liên quan đến tình hình nợ công. Để có thể quản lý tốt và đánh giá một cách chính xác tình hình và những rủi ro của ngân sách và nợ công, điều quan trọng nhất là phải công khai minh bạch thông tin về vấn đề này. Việc đo lường tính toán nợ công ở Việt Nam hiện cũng đang có những khác biệt so với các tổ chức quốc tế. Để có thể đánh giá một cách khách quan tình hình nợ công, Việt Nam nên có những thay đổi trong cách tính toán đo lường nợ để có thể bám sát hơn so với các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, việc các tập đoàn kinh tế nhà nước (NN) thay phiên nhau công bố vỡ nợ hoặc phá sản khiến cho NN đứng ra bảo lãnh hoặc trả nợ thay từ nguồn vốn NS; trong khi đó, những khoản nợ này lại không được ghi nhận vào nợ công, làm thiên lệch cách đánh giá nợ công. Do vậy, các khoản nợ của DNNN và nợ của ngân hàng trung ương cần được tính vào nợ công theo tiêu chuẩn đánh giá quốc tế.

Thứ ba, việc phát triển thị trường nợ trong nước sẽ là một giải pháp tốt để thay

thế cho việc vay nợ nước ngoài. Việt Nam cần phát triển các thị trường trái phiếu chính phủ trong nước cả sơ cấp và thứ cấp. Sự phát triển thị trường trái phiếu chính phủ kéo theo sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc vay nợ trong nước cũng cần có những chính sách tài khóa tiền tệ phù hợp để tránh hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân.

Thứ tư, chính phủ cần nâng cao phối hợp điều hành CSTT và CSTK. Việc xây

dựng, phối hợp thực thi CSTK và CSTT có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế. Theo đó, NHNN và MOF cần thiết lập cơ chế cung cấp, trao đổi cũng như hỗ trợ tham vấn và đóng góp ý tưởng giữa các đơn vị chức năng liên quan nhằm nắm bắt đủ và đúng các thông tin phục vụ quá trình dự báo và hoạch định chính sách trong ngắn và dài hạn. Sự phối hợp CSTT và CSTK cần hướng đến hai mục tiêu: vừa duy trì mức độ “thắt chặt” hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, vừa từng bước “nới lỏng” thận trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ tạo điều kiện duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, xác lập cơ sở kinh tế cho việc thực thi CSTT.

Thứ năm, việc tăng vay nợ đem lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Vì thế

việc vay nợ để đầu tư phát triển kinh tế hiện tại không phải hướng đi tốt nhất. Việt Nam cần có những chính sách khác nhằm đem lại tính ổn định và minh bạch cho

nền kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như khao học công nghệ từ nước ngoài. Đây chính là cơ sở của một nền kinh tế phát triển bền vững và lâu dài.

Thứ sáu, chính phủ cần thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu an toàn nợ và đưa ra

các giới hạn nợ hợp lý nhằm tăng cường kỷ luật tài khóa và phản ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng nợ. Các chỉ tiêu gồm tổng nợ, dòng chi trả nợ tương lai và giới hạn nợ. Giới hạn nợ được biểu diễn thông qua % GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu, giới hạn nghĩa vụ nợ được thể hiện qua % tổng thu thuế và dự trữ ngoại hối

Tóm lại, con số nợ công của Việt Nam đang ở mức độ cao và tiếp tục có xu

hướng tăng nhanh trong tương lai. Tuy nhiên, đây không hẳn là vấn đề không tốt đối với đất nước, thậm chí nó còn là nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển quốc gia một khi nhà nước biết cách quản lý cũng như sử dụng nguồn nợ công hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng nợ công và thực chất nợ công là điều đặc biệt quan trọng bởi nếu chỉ chú trọng vào tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây hiệu ứng hoang mang tâm lý, làm gia tăng căng thẳng trong xã hội. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công đang nằm trong con số an toàn mà không phân tích đến tình hình sử dụng nó như thế nào, khả năng trả nợ ra sao thì cũng dễ dàng đẩy đất nước vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách. Trước những rủi ro tiềm ẩn của nợ công Việt Nam, hy vọng Chính phủ và các bộ, ban, ngành sẽ đưa ra quyết định, giải pháp hợp lý giúp nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trên đây là một số biện pháp nhóm tác giả đề xuất để giúp tăng cường tính bền vững của nợ công Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần thực hiện song song với giải pháp khác như tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công đánh giá tính bền vững của nợ công việt nam (Trang 26 - 29)