HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ
3.1. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty
Về doanh thu: Nhìn chung qua các năm, doanh thu đạt được đều rất ấn tượng và có tăng trưởng, dù năm 2015 con số này có giảm nhẹ. Năm gần đây nhất (2017), doanh thu tăng đáng kể so với các năm trước (82,950 tỷ đồng). Có thể thấy đứng trước sự suy giảm của năm 2015 thì Hữu Nghị đã có những thay đổi sắp xếp trong hoạt động kinh doanh, nhằm khắc phục tình trạng giảm sút về doanh thu, lợi nhuận. Đây là những thành tựu từ việc cố gắng nỗ lực của công ty. Về chi phí trong giai đoạn từ 2013 đến 2016 không có sự biến động gì nhiều, tuy nhiên từ năm 2013 đến 2015 với lượng chi phí khá lớn nhưng lợi nhuận thu về rất ít, đặc biệt năm 2015 lợi nhuận thuần thu được là 46 tỷ đồng. Tuy nhiên trong năm 2016 với mức chi phí không cao hơn là bao công ty lại thu về được mức lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với những năm trước đó. So sánh với doanh nghiệp cùng ngành như CTCP Bibica, ta có thể thấy rằng Hữu Nghị được ra đời trước, hoạt động lâu hơn, tuy nhiên lợi nhuận đạt được không cao trong khi mức doanh thu thu về tương đương với Bibica, công ty bánh kẹo ra đời sau. Ngoài ra có thể thấy 2015 Hữu Nghị có sự suy giảm nhẹ, sau đó đến năm 2016 mới có mức lợi nhuận cao hơn, trong khi đó đối với Bibica từ năm 2014 đến năm 2017 đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt mà không hề bị suy giảm.
Đánh giá chung có thể thấy được là hiệu quả kinh doanh của Hữu Nghị chưa được cao, công ty còn đang khá chật vật trong việc cắt giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận và cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Vấn đề này xuất phát từ sự yếu kém trong quản trị, mà có thể nhìn được từ việc Hữu Nghị đang hướng tới quá nhiều loại mặt hàng với các phân khúc thị trường khác nhau.
Tuy nhiên, CTCP Thực phẩm Hữu Nghị đang không ngừng cải thiện hoạt động kinh doanh chưa được hiệu quả của họ, được thể hiện bằng việc tỷ suất sinh lời từ tài sản và doanh thu càng ngày càng tăng, kèm theo đó là vòng quay tài sản càn ngày càng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ sự cố gắng nỗ lực của Hữu Nghị trong năm 2017 khi đạt được kết quả kinh doanh vượt trội so với những năm trước, thể hiện bằng sự tăng mạnh hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, chúng ta có căn cứ để tin tưởng vào một tình hình kinh doanh được cải thiện hơn nữa của công ty.
3.2. Các kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
3.2.1. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị
Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của công ty
Năng lực thanh toán của công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của công ty, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn có thể dẫn đến phá sản.
Năng lực thanh toán của công ty gồm thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãi trong quá trình kinh doanh để thanh toán.
Thanh toán nợ ngắn hạn chủ yếu là dựa vào vốn lưu động và tài sản lưu động của công ty làm đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn, hay còn gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng 1 năm. Công ty nên có cơ chế quản lý tài sản ngắn hạn như:
- Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, gần đến hạn. Ngoài ra cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn.
- Dự trữ 1 lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, để đảm bảo tính thanh khoản cho các tài khoản lưu động.
- Đối với hàng tồn kho: vì công ty sản xuất thực phẩm nên cần dự trữ hàng để kịp đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
- Một trong những tài sản lưu động của công ty cần lưu ý đến khoản phải thu. Các khoản phải thu của công ty bao gồm phải thu từ khách hàng và các đối tác làm ăn. Công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn
Năng lực cân đối vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty. Điều này không quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, cung cấp, ngân hàng cho vay…Nếu khả năng tài chính của công ty mạnh mẽ sẽ tạo được niềm tin của các đối tác. Công ty đã cổ phần hoá điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong vấn đề cân đối vốn.
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của công ty
Năng lực kinh doanh của công ty là năng lực tuần hoàn của vốn công ty là một quan trọng đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Sự tuần hoàn vốn là sự vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn tài sản, vốn hàng hoá – dịch vụ, trong đó sự vận động của hàng hoá dịch vụ là vô cùng quan trọng. Vì hàng hoá dịch vụ có được tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi vốn và hoàn thành vòng tuần hoàn của vốn. Công ty là doanh nghiệp lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất vì vậy công ty cần phát triển về số lượng và chất lượng của các sản phẩm như:
- Tăng cường vốn đầu tư vào việc mua máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất
- Tìm nguồn nguyên liệu ổn định và hạn chế nhập nguyên liệu nước ngoài
- Ngoài ra cần tiến hành hoạt động marketing làm tăng vị thế của công ty trên trường quốc tế.
Giải pháp nâng cao năng lực sinh lời
Năng lực thu lợi là khả năng thu được lợi nhuận của công ty. Do đó năng lực thu lợi luôn là điều quan tâm nhất của các cổ đông và nhà đầu tư. Có những doanh nghiệp mới đầu chưa mang lại thu nhập
cho cổ đông nhưng sau một thời gian lại có thể mang lại một nguồn thu nhập lớn cho các nhà đầu tư.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Muốn tăng lợi nhuận công ty có thể tăng doanh thu và giảm chi phí. Nhưng với tình hình hiện nay việc tăng doanh thu không hề dễ dàng nên các công ty đều cố gắng giảm chi phí trong quá trình sản xuất. công ty có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Tăng cả về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm bằng cách đầu tư máy móc, đào tạo nhân viên,…
- Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính cho thấy công ty bán chịu cho khách hàng chiếm một tỷ lệ khá cao. Công ty cần có những giải pháp sau:
+ Xây dựng mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu giải toả hàng tồn kho gây uy tín về năng tài chính của công ty.
+ Xây dựng các điều kiện bán chịu: căn cứ vào mức giá, thời gian bán chịu, lãi suất.
+ Kết hợp chặt chẽ các chính sách bán chịu với chính sách thu hồi vốn. - Để giảm tối thiểu chi phí: công ty cần lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh và cung ứng dịch vụ một cách cụ thể và khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tài chính một cách tổng hợp , các nhà lãnh đạo cần có những chính sách phát triển cân bằng. tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách để hội nhập quốc tế thành công.
3.2.2. Kiến nghị về phương hương sản xuất, đổi mới công nghệ của công ty
- Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề nội dung đào tạo đi sau vào thực tế.
- Tăng cường khâu bán hàng tiếp thị. Đầu tư đổi mới công nghệ
- Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Vài năm gần đây công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và mang lại hiệu quả nhưng việc đổi mới không diễn ra đồng bộ nên vẫn chưa mang lại hiệu quả tốt nhất.