Các giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam (Trang 25 - 30)

quản lý nợ công

Một là, hoàn thiện thể chế chính sách và các công cụ quản lý nợ công. Việc không có một chính sách quản lý nợ công hoàn thiện và chặt chẽ là tiền đề cho các sai phạm hoặc không đồng bộ trong việc quản lý nợ công, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng nợ công đã không mấy khả quan của Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây.

Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay: cần phải gắn kết mục tiêu và phương thức thực hiện vốn vay với việc đi vay, tránh xảy ra lãng phí, sai phạm. Việc hệ số ICOR của Việt Nam ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây là một ví dụ rõ nét của việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Trong tình trạng gánh nặng nợ công ngày càng lớn của Việt Nam, hiệu quả sử dụng phải thực sự tương xứng với từng đồng vốn đi vay.

Ba là,tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro về nợ công: trước hết là nghiên cứu, xây dựng và triển khai phương án xử lý rủi ro. Trước đây nợ công chúng ta huy động nhiều nhưng giờ đây cách tiếp cận chuyển hướng sang việc thay vì chỉ huy động nhiều, mục tiêu là chúng ta phải giám sát và quản lý rủi ro. Chúng ta có những bài học từ nợ xấu, cần phải xây dựng những phương án, khuôn khổ, thể chế để chuyển đổi nợ thành viện trợ/đầu tư, mua bán nợ, hoán đổi nợ, phải chủ động trích lập, bố trí nguồn dự phòng vì rủi ro rất lớn.

Bốn là, kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Có nhiều dự án, chẳng hạn trước đây như Vinashin, Vinalines do Chính phủ bảo lãnh, hiện nay một số dự án về điện, xi măng, cơ sở hạ tầng, giao thông, giấy... còn khó khăn trong lĩnh vực trả nợ. Các khoản lỗ hàng nghìn tỷ từ các tập đoàn nhà nước đè nặng gánh nặng trả nợ lên phía Chính phủ, làm áp lực nợ công đã lớn nay lại càng lớn hơn. Vì vậy việc kiểm soát quá trình hoạt động làm ăn của các tổ chức

vay có bảo lãnh Chính phủ cũng là một vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng quản ly nợ công.

Năm là, tăng cường phát triển thị trường trái phiếu trong nước: Phát triển thị trường trái phiếu sơ cấp là ưu tiên hàng đầu; Phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng cường tính thanh khoản và minh bạch của thị trường trái phiếu; Xây dựng đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Sáu là, chú trọng công tác quản lý nợ chính quyền địa phương. Hiện nay, nợ chính quyền địa phương theo hai khuôn khổ: nợ công và phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, ngoài ra còn theo luật ngân sách. Vì thế, chúng ta phải hoàn thiện cơ chế huy động vốn vay và trả nợ vốn vay chính quyền địa phương; Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư phát triển: phát hànhtrái phiếu chỉnh quyền địa phương, BOT, BTO BT, PPP,... Đề nghị bỏ quy định cho phép chính quyền địa phương huy động vốn để đầu tư các dự án có khả năng thu hồi vốn. Vì chỉ có những dự án do ngân sách địa phương đảm nhiệm mới có thể thực hiện huy động vốn để phù hợp với tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước cũng như đảm bảo tính thống nhất trong quá trình quản lý nợ công tại địa phương. Không những thế việc huy động vốn với các dự án có khả năng thu hồi dễ dẫn đến các vấn đề như đi cửa sau đút lót với các doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư vào các dự án của địa phương hay thậm chí là chiếm dụng đất của dân vào các dự án của chính quyền.

Bảy là, tiếp tục từng bước tăng cường cập nhật và công khai minh bạch hoá thông tin về nợ công thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững nợ công.

Tám là, cần sửa đổi khái niệm về tài chính công: Theo đó, nợ công không chỉ bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ do Chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc giữ vốn chi phối.Vì việc hoạt động của các

doanh nghiệp mà Nhà nước giữ vốn chi phối hay sở hữu 100% có ảnh hưởng mật thiết đến việc chi tiêu của nhà nước nhất là với các doanh nghiệp 100% vốn.Các doanh nghiệp này có thể là một nguồn thu cho Nhà nước nhưng cũng có thể là một gánh nặng lớn với ngân sách Chính phủ khi phải cứu vớt những doanh nghiệp làm ăn yếu kém nhưng lại đi chiếm dụng vốn đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, để hạn chế sự chồng chéo trong thống kê (ví dụ: nợ doanh nghiệp nhà nước cũng là nợ Chính phủ bảo lãnh…) thì cần xây dựng và ban hành quy chế thống kê và thông tin về nợ công sao cho khoa học, chính xác và hợp lý. Điều này là hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước về nợ công cũng như hoạch định chính sách đối với nợ công.

Chín là, cần phân tách rõ chức năng quản lý nhà nước về nợ công với giám sát nợ công: Đối với hoạt động giám sát nợ công, cần quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền giám sát, nội dung và phương thức giám sát nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát diễn ra hiệu quả. Việc giám sát nợ công nên được tách hẳn và không thuộc 100% quản lý của Nhà nước giao cho những đơn vị độc lập có uy tín trong và ngoài nước xử lý để đảm bảo được sự minh bạch trong việc giám sát. Không những thế nên công khai minh bạch trong việc quản lý nợ công.

Mười là, kiểm soát nợ công ở mức an toàn: Để kiểm soát nợ công ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an toàn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngoài/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ công. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Rumania (2007) chỉ có 20%...

KẾT LUẬN

Thông qua tiểu luận này, nhóm muốn trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất về vấn đề như:

1. Sơ lược về nợ công

2. Các chính sách quản lý nợ công của Việt Nam và tình hình cũng như hiệu quả của việc thực hiện các chính sách đó.

3. Các đề xuất của nhóm về cải thiện chính sách quản lý nợ

Các cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu biểu như Hy Lạp, Ác-hen-ti-na,… để lại nhiều hệ lụy: thất nghiệp, biểu tình, mất uy tín quốc tế,… Việc Việt Nam đang đối mặt với sức ép lớn từ vấn đề nợ công quá cao cũng như các hậu quả mà khủng hoảng nợ công đem đến chính là lý do cấp bách cho việc hoàn thiện và thi hành một chính sách quản lý nợ công chặt chẽ và hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách quản lý nợ công, từ đó rút ra kinh nghiệm để có một chính sách tốt hơn đang là vấn đề đáng được các cơ quan Chính phủ quan tâm chú trọng trong thời gian hiện nay và sắp tới đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật quản lý nợ công 2009

- Nghị định Số 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công

- Quyết định số 958/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Dự thảo luật quản lý nợ công 2017

- Bàn về chính sách quản lý nợ công của Việt Nam:

http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-1701-ban-ve-chinh-sach-quan-ly-no- cong-cua-viet-nam.html

- Hàm ý chính sách cho giải pháp quản lý nợ công của Việt Nam – Phần I https://caphesach.wordpress.com/2013/11/08/ham-y-chinh-sach-cho-giai- phap-quan-ly-no-cong-cua-viet-nam-phan-i/

- Bản tin nợ công số 4:

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/qln

- GDP, Xuất khẩu của Việt Nam:

http://data.worldbank.org/country/vietnam - Số liệu quyết toán về ngân sách nhà nước:

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn - Số liệu quyết toán về ngân sách nhà nước:

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn

- QUẢN LÝ NỢ CÔNG: thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật:

https://luattaichinh.wordpress.com/2011/10/23/qu%E1%BA%A3n-l-

n%E1%BB%A3-cng-th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-v- ki

%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-hon-thi%E1%BB%87n-php- lu

%E1%BA%ADt/

- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công ở Việt Nam:

http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/27668/Giai-phap-nang- cao-hieu-qua-quan-ly-no-cong-o-Viet-Nam

- Vietnam Gorvenment Debt to GDP 2000-2017:

http://www.tradingeconomics.com/vietnam/government-debt-to-gdp - Revised Guidelines for Public Debt Management; IMF 2014:

https://www.imf.org/external/np/pp/eng/2014/040114.pdf

- Managing Public Debt and Its Financial Stability Implications; IMF 2014 https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2010/wp10280.pdf

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w