Bàn về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có hai quan điểm chủ đạo: Quan ñiểm truyền thống, đại diện là Keynes cho rằng: Khi chính phủ vay nợ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi tiêu công không thay đổi sẽ tác động ñến hành vi tiêu dùng của người dân. Cụ thể là làm mức tiêu dùng tăng, từ đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, tăng sản lượng, việc làm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn lại làm cho tiết kiệm quốc gia (national saving) giảm và kèm theo đó là những hệ lụy khác.
Quan điểm của David Ricardo, một nhà kinh tế người Anh (1772-1832) lại cho rằng mức thuế cắt giảm ñược bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ không có tác động đến tiêu dùng như quan điểm về nợ truyền thống, kế cả trong ngắn hạn. Ngược lại, nó sẽ làm các khoản tiết kiệm tư nhân tăng lên bởi người dân đang chuẩn bị cho mức thuế cao sẽ đến trong tương lai để chi trả lãi và gốc cho các khoản nợ hiện tại. Trong thực tế, hai quan điểm luôn tồn tại song hành. Vì vậy, để đưa ra nhận định quan điểm nào phù hợp với từng thời điểm của quốc gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố quan trọng, đó là hành vi của người tiêu dùng.
Về mặt tích cực, nợ công được Chính phủ các quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế. Giải pháp tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích
thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích luồng vốn từ nước ngoài chảy vào, từ đó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia chậm lại.Sự gia tăng vượt quá giới hạn của nợ công sẽ tạo sức ép lên nền kinh tế trong và ngoài quốc gia. Cụ thể:
Thứ nhất, nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tích lũy vốn tư nhân sẽ ñược thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu tư” khu vực tư nhân (crowding-out effect).
Thứ hai, nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national saving)
Thu nhập quốc gia (Y) được xác định tương đương với tổng sản lượng quốc dân (GDP) theo công thức:
Y = C + S + T = C + I + G + NX = GDP
Trong đó : Y : thu nhập quốc gia; C: Tiêu dùng tư nhân; S: tiết kiệm tư nhân; T: thuế trừ đi các hoản thanh toán; I: đầu tư nội địa, G: Chi tiêu của chính phủ, NX: Xuất khẩu ròng.
Tiết kiệm tư nhân tăng: Trong thực tế, một số nhà kinh tế học lập luận rằng, tiết kiệm tư nhân sẽ tăng chính xác bằng lượng giảm của tiết kiệm của chính phủ. Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta tạm thời giả ñịnh tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn phần tiết kiệm của chính phủ giảm, chính vì vậy mà tiết kiệm quốc gia giảm đầu tư nội địa giảm dẫn đến đầu ra là tổng vốn nội địa giảm. Lượng vốn ít, lãi suất tăng, chi phí
biên của sản phẩm trên mỗi đồng vốn sẽ cao hơn, năng suất lao động sụt giảm, từ đó làm giảm mức lương và thu nhập trung bình dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia.
Xuất khẩu ròng giảm: Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước tăng khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm cho giá của hàng hóa sản xuất trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài, trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, từ đó giảm xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng giảm, đầu tư nước ngoài giảm có nghĩa rằng người dân nội địa sẽ sở hữu ít vốn nước ngoài hơn. Trong trường hợp này, thu nhập người dân nội địa sẽ giảm, tiết kiệm quốc gia giảm. Giảm xuất khẩu ròng cũng là một trong những nhân tố dẫn ñến thâm hụt cán cân thương mại. 5 đặc biệt, khi thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại cùng xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế
Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát
Hai nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là sự tăng lên của tổng cầu hoặc do chi phí đẩy. Để tăng vay nợ thì Chính phủ phải phát hành trái phiếu, làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên và tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có tâm lý tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu công của chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát). Một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nước từ việc vay nợ nước ngoài của chính phủ, do vậy có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc,
thiết bị... dẫn tới nguy cơ lạm phát. Việc tăng của tỷ giá làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, nếu đi qua giới hạn ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Thứ tư, nợ công khiến cho các hoạt động kinh tế khó kiểm soát, gây tổn thất phúc lợi xã hội.
Dù chính phủ lựa chọn phương án vay nợ trong nước hay vay nước ngoài thì đều có tác động làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội.
Nếu vay nước ngoài, nguồn để trả nợ cả gốc và lãi chỉ có thể lấy từ các khoản thu thuế. Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các đối tượng ngoài quốc gia sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng... từ đó giảm chất lượng cuộc sống. Vay trong nước có thể được coi là ít tác động hơn bởi lý do chính phủ nợ chính công dân nước mình và cũng chính họ là người được hưởng thụ các lợi ích do các khoản chi tiêu công tạo ra. Tuy nhiên, ngay cả khi một người bị đánh thuế để trả lãi cho chính họ do đang sở hữu trái phiếu chính phủ thì vẫn có những tác động khiến cho các hoạt động kinh tế của người đó bị bóp méo. Dù cho Chính phủ dùng loại thuế nào (thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản…), đánh thuế dưới hình thức nào (trực tiếp, gián tiếp) cũng sẽ dẫn ñến những sai lệch trong các hoạt động kinh tế của một cá nhân như thay đổi hành vi tiết kiệm, tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế vi mô, vĩ mô khác như: sản xuất, việc làm... Bên cạnh đó, việc tăng thuế để trả lãi vô hình chung đã tạo ra sự phân phối lại thu nhập giữa những người nộp thuế và người sở hữu trái phiếu chính phủ, theo đó người nộp thuế chắc chắn phải gánh chịu sự suy giảm về thu nhập, tiêu dùng hoặc tiết kiệm.
Thứ năm, những tác động khác:
Ngoài các tác động về mặt kinh tế, một quốc gia với khoản nợ công lớn cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như: Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ; làm tổn hại đến hệ số
tín nhiệm quốc gia; nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia... Các quốc gia phải chịu sức ép từ phía chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế về việc phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội, và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.