Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam thời gian qua bài 2 (Trang 27 - 30)

Trước sự gia tăng nhanh chóng của nợ công với tốc độ ước tính khoảng 17,5% như hiện nay thì chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề mang tầm quốc gia này là hết sức cần thiết. Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng nhìn chung sẽ nhằm giải quyết hai nguyên nhân chính khiến nợ công tăng nhanh.

1. Thận trọng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay đảm bảo cân đối giữa tốc độ vay nợ và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Nợ công đã tăng từ mức 62,2% GDP năm 2015 lên mức dự kiến 64,9% năm 2016. Tốc độ tăng bình quân nợ công giai đoạn 2011 - 2016 vào khoảng 17,5%, gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Thực trạng trên nếu không được giải quyết sẽ đe dọa khả năng trả nợ của Việt Nam và thực tế đã cho thấy nước ta đã phải đi vay đảo nợ- đi vay mới để trả nợ cũ. Như vậy, nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không được sử dụng cho chi thường xuyên đã bị vi phạm khi một phần vay bù đắp bội chi đã được sử dụng để trả nợ gốc.

Theo Báo cáo, trong năm 2016, tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí là 793,2 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với chi thường xuyên (937,6 nghìn tỷ đồng) dẫn đến thiếu tích lũy từ ngân sách. Hơn nữa, thu nội địa còn dựa vào nguồn thu thiếu bền vững. Nếu trừ đi thu từ tiền sử dụng đất, từ bán cổ phần sở hữu nhà nước, tăng sản lượng khai thác dầu thô thì thu nội địa so với tổng thu ngân sách nhà nước sẽ giảm từ 79,8% xuống 65%, phản ánh thu nội lực từ nền kinh tế (hoạt động sản xuất kinh doanh) không lớn.

Trong khi đó, chi thường xuyên và chi trả nợ tăng nhanh khiến chi đầu tư phát triển thấp và giảm mạnh qua các năm. Chi thường xuyên tăng bình quân ở mức 15% trong giai đoạn 2011 - 2016. Trong khi, chi đầu tư phát triển so với tổng chi ngân sách nhà nước giảm từ 26,4% năm 2011 xuống 20% năm 2016 cho thấy, cơ cấu chi chưa cân đối, tích cực và thiếu vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy chính phủ cần tăng tiết kiệm trong chi thường xuyên và chi đầu tư có hiệu quả để khắc phục tình trạng nợ công như hiện nay.

3. Nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công.

70% vốn ODA được sử dụng để đầu tư vào khu vực kinh tế nhà nước nhưng cũng thật đáng buồn khi khu vực này lại làm ăn thua lỗ. Nhận thức về vấn đề này nên để hạn chế nợ công, trong thời gian qua đã có rất nhiều dự án triệu đô bị Chính Phủ tạm dừng vì tính hiệu quả không cao như dự án mở rộng giai đoạn 2 gang thép Thái Nguyên lên đến 8104 tỷ đồng, đạm Ninh Bình nhà máy 12000 tỷ lỗ 2000 tỷ sau 4 năm hoạt động, ethanol Dung Quất, nhà máy sợi Đình Vũ. Đó mưới chỉ là năm trong số rất nhiều những dự án công thu lỗ, kém hiệu quả cần sớm chấm dứt để giải quyết vấn đề nợ công.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng đang trong lộ trình cái cách khu vực kinh tế Nhà nước, bằng lộ trình rút vốn phù hợp. Giải pháp vừa góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách vừa tạo ra sự công bằng hơn trong nền kinh tế cạnh tranh. Theo lộ trình thì sẽ 2016-2020 sẽ tiến hành thoái vốn trên phạm vi 240 doanh nghiệp. Trước đó, theo báo cáo của Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), tính cuối năm 2015, tổng vốn Nhà nước ở trong 800 doanh nghiệp có giá trị khoảng 55 tỷ USD và tổng giá trị tài sản khoảng 130 tỷ USD. Như vậy, quy mô của đợt thoái vốn trong giai đoạn 2016 -2020 có giá trị thực tế lên tới hàng chục tỷ USD.

Có thể nói, nợ công chính là thách thức cho chính sách vĩ mô cuả Việ Nam. Vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công/GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay. Để hạn chế những hệ lụy của nợ công gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để công tác quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tin nợ công số 4 (2016) - Bộ Tài chính

2. “Những đặc điểm của nợ công Việt Nam”- Phòng nghiên cứu Vepr- Đai học kinh tế- Đại hcoj quốc gia

3. Tiểu luận “Nợ công và tính hình nợ công của Việt Nam”- nhóm 13 anh 19 CLC tài chính ngân hàng- Đại học Ngoại Thương

4. “Nợ công mối lo của kinh tế Việt Nam những năm gần đây”- Phùng Trần Đan Thư 5. http://cafebiz.vn 6. http://thanhnien.vn/kinh-doanh/rui-ro-cua-no-cong-682050.html 7. http://www.vietdata.vn 8. http://economist.com 9. http://news.zing.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-nam-2016-dat-hon- 2200-usd-post709309.html 10.http://vov.vn/kinh-te/du-no-cong-viet-nam-khoang-6473gdp-tinh-den- cuoi-nam-2016-584200.vov 11.http://vietdata.vn/ganh-nang-no-cong-cua-viet-nam-va-mot-so-quoc-gia- asean-284998051 12.http://www.tradingeconomics.com/vietnam/indicators 13.http://enternews.vn/buc-tranh-no-cong-cua-viet-nam-qua-goc-nhin-bidv- 98986.html 14.http://ndh.vn/buc-tranh-no-cong-cua-viet-nam-qua-goc-nhin-bvsc- 20151130043241403p4c149.news

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam thời gian qua bài 2 (Trang 27 - 30)

w