Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển chính sách phát triển nông nghiêp̣ công nghê ̣cao của israel và bài hoc̣ cho viêṭ nam (Trang 26)

Các doanh nghiệp này thường độc quyền về mua và bán trong các lĩnh vực cụ thể. Nỗ lực để mở ra các khâu khác nhau trong chuỗi thực phẩm, kể cả trong xuất, nhập khẩu, cho các doanh nghiệp tư nhân khó thành công nếu các doanh nghiệp nhà nước có đủ quyền lực thị trường đủ để ngăn chặn sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Điều này làm chậm quá trình điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, bao gồm cả các điều chỉnh để đạt được các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Vì vậy, cần giảm bớt vai trò của doanh nghiệp nhà nước thông qua tư nhân hóa, loại bỏ các hỗ trợ chính thức và hỗ trợ ngầm cho các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện tham gia cho công ty trong nước và nước ngoài trong tất cả các công đoạn của chuỗi thực phẩm để tăng cạnh tranh và tạo ra một nền công nghệ chế biến sáng tạo và hiện đại hơn, và môi trường kinh doanh tốt hơn.

3.3.3 Thúc đẩy mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp

PPP co thể tăng cường sự hợp tác giữa các đối tác công và tư nhân, do đo làm tăng nguồn thu từ các quỹ công thông qua chia se chi phí và rủi ro, và đảm bảo những đóng gop này được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của cả khu vực công và tư. Các điều kiện chính để hình thành một PPP thành công bao gồm: mục tiêu chung, cùng có lợi, bổ sung cho nhau về nguồn nhân lực và tài chính, rõ ràng về tổ chức thể chế, tốt về quản lý, minh bạch và khả năng dân dắt của khu vực công.

3.3.4 Cải thiện thể chế nông nghiệp và các hệ thống quản lý:

Tăng cường thể chế điều phối giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ có liên quan khác trong triển khai các chương trình hỗ trợ nông nghiệp. Trách nhiệm và chức năng của các cơ quan khác nhau cũng như của các cấp hành chính khác nhau cần được làm rõ để cải thiện hiệu quả của các chương trình công nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Tăng tính minh bạch và trách nhiệm của các chương trình sử dụng vốn nhà nước. Minh bạch sẽ giúp cải thiện: đánh giá các hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn, giám sát hoạt động của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với chính quyền địa

phương, phối hợp các nguồn tài trợ để đạt được mục tiêu đề ra, và gửi số liệu báo cáo liên quan đến cho các tổ chức quốc tế như WTO, FAO và OECD.

Các quyết định chính sách cần dựa trên thông tin đủ và chính xác cũng như cần có cơ chế giám sát và đánh giá quá trình xây dựng chính sách. Số liệu thống kê đáng tin cậy và kịp thời, một hệ thống toàn diện và chặt che để giám sát, phân tích và báo cáo các chính sách nông nghiệp của Việt Nam se giúp phân tích, đánh giá và cải thiện hiệu quả chính sách.

3.3.5 Chú trọng nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nông nghiệp.

Đến nay ngân sách nhà nước cho R&D vẫn còn tương đối thấp. Tăng cường năng lực nội tại để phát triển và cải thiện các giống cây trồng, giống vật nuôi, và phát triển các giải pháp công nghệ cho nông dân cần được bổ sung bằng những nỗ lực lớn hơn để ứng dụng hiệu quả hơn các công nghệ mới do các tổ chức hàng đầu phát triển. Cần phối hợp tốt với mạng lưới nghiên cứu quốc tế, vùng và từng khu vực để cải thiện khả năng tiếp nhận của Việt Nam và nâng cấp hệ thống nghiên cứu quốc gia. Để tăng nguồn ngân sách, Chính phủ nên tìm kiếm phương thức khai thác tiềm năng về R&D của khu vực tư nhân, ví dụ thông qua việc thiết kế hệ thống đối tác công-tư có hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn tài chính tăng lên này cần được tập trung sử dụng cho công tác nghiên cứu để đáp ứng những nhu cầu thiết thực của nông dân và cả những lĩnh vực liên quan khác, ví dụ như công nghệ sau thu hoạch, chế biến, vệ sinh và an toàn sản

3.3.6 Tăng cường hợp tác quốc tế

Tổ chức, thực hiện các đề án, dự án hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp tiên tiến về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp

Trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiêm cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài.

Tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án quốc tế, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng, việc phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực đang ngày càng được quan tâm. Israel là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới. Với điều kiện tự nhiên thuộc loại khắc nghiệt bậc nhất trên thế giới, ít người nghĩ rằng Israel có khả năng cung cấp đủ lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia nhỏ bé này lại khiến cả thế giới kinh ngạc khi trở thành quốc gia định hình lại nền nông nghiệp thế giới. Israel đã giới thiệu các mô hình phát triển nông nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên cũng như giảm đáng kể sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tự nhiên. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Israel là hình mẫu cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện tự nhiên không thuận lợi có thể theo đuổi. Sự thành công trong lĩnh vực nông nghiệp của Israel trước hết đến từ trí tuệ, khả năng sáng tạo và khả năng thích nghi đáng ngưỡng mộ của các kỹ sư nông nghiệp Israel. Tuy nhiên, đằng sau đó còn là các chính sách phát triển phù hợp của chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân. Đó là những yếu tố mà các quốc gia khác trong đó có Việt Nam có thể học hỏi. Là một quốc gia có truyền thống lâu đời về phát triển nông nghiệp cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiến xa trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và dựa vào cách thức làm nông nghiệp truyền thống. Trong bối cảnh Việt Nam đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, việc giảm sự phụ thuộc vào thay đổi thời tiết là cần thiết. Hơn thế nữa, chúng ta cần phải thay đổi cách làm nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa và cung cấp sản phẩm đồng đều trên quy mô lớn thì mới có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Những điểm yếu trong nông nghiệp của Việt Nam lại chính là những điểm mạnh trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel. Từ bài học của Israel, Việt Nam nên học hỏi những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như nâng cao vai trò định hướng của Chính Phủ. Những yếu tố đó kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nông nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phạm S (2015). Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yếu tố tất yếu để hội nhập quốc tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Seith M. Siegel (2016). Con đường thoát hạn, NXB Thanh niên.

TS. Đoàn Ngọc Hải; Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình Nông thôn mới (2016), ISSN: 21-25, 11.

Kinh nghiệm quản lý, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước và giá trị tham khảo, Tạp chí công thương, http://tapchicongthuong.vn/bai-

viet/kinhnghiem- quan-ly-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-o-mot-so-nuoc- va-gia-tritham- khao , 25/11/2018

Nông nghiệp Israel - kỳ tích trên hoang mạc,

VnEconomy,

http://vneconomy.vn/the-gioi/nong-nghiep-israel-ky-tich-tren-hoang-mac, 22/11/2018

12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới, Khoahoc.tv,

https://khoahoc.tv/12-cach-nguoi-israel-thay-doi-nen-nong-nghiep-the-gioi- p156789, 18/11/2018

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISRAEL ... 3

1.1 Vị trí địa lý ... 3

1.2 Điều kiện kinh tế ... 3

1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội: ... 4

1.4 Nền nông nghiệp Israel ... 5

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA ISRAEL ………... 6

2.1 Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel ... 6

2.1.1 Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn….. 6

2.1.2 Chủ trương phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, các cơ quan R&D phục vụ nông nghiệp ... 7

2.1.3 Chính phủ đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ... 8

2.1.4 Chính sách tăng cường phối hợp giữa 5 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông ... 10

2.1.5 Phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp đặc trưng Israel ... 12

2.2 Một số thành tựu trong nông nghiệp công nghệ cao của Israel ... 14

2.2.1 Tưới nước công nghệ cao ... 14

2.2.2 Áp dụng công nghệ điện toán ... 15

2.2.3 Công nghệ nuôi cá trên sa mạc ... 16

2.2.4 Kén tồn trữ lương thực ... 17

2.2.5 Sản xuất thực phẩm từ khí nhà kính ... 18

2.3 Đánh giá hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel 18 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM...21

3.1 Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam...21

3.2 So sánh điều kiện phát triển nông nghiệp của Việt Nam và Israel...23

3.2.1 Isarel...23

3.2.2 Việt Nam...24

3.3 Một số bài học cho Việt Nam từ chính sách nông nghiệp của Israel...27

3.3.1 Đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng...27

3.3.2 Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước....27

3.3.3 Thúc đẩy mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp27 3.3.4 Cải thiện thể chế nông nghiệp và các hệ thống quản lý:...28

3.3.5 Chú trọng nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nông nghiệp....28

3.3.6 Tăng cường hợp tác quốc tế...29

KẾT LUẬN ………...30

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển chính sách phát triển nông nghiêp̣ công nghê ̣cao của israel và bài hoc̣ cho viêṭ nam (Trang 26)