Trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở việt nam giai đoạn 1990 – 2014 (Trang 34 - 36)

II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 –

trong thời gian tớ

Để phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong thời gian tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án nhằm tái cơ cấu nền kinh tế tầm nhìn đến năm 2020, theo đó:

• Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 14-15%

• Tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 41-43% • Tỷ trọng dịch vụ chiếm 43-44%

Để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta được diễn ra phù hợp với sự

tăng trưởng ổn định, bền vững, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình công nghiệp hóa rõ ràng, dài hạn, phù hợp với các điều kiện cụ thể và năng lực cửa nền kinh tế

nước nhà. Cụthể:

Tập trung vào những ngành thế mạnh, có lợi thế so sánh tại Việt Nam, đồng thời có chiến lược phát triển thống nhất bằng việc tập trung vào việc thúc đẩy những ngành hỗ trợ, có liên quan. Giảm dần tỷ trọng các ngành sử dụng lao động cao sang những ngành có dung lượng vốn cao. Giảm dần tỷ trọng ngành khai thác tài nguyên sang những ngành có giá trị gia tăng cao. Với tình hình hiện nay của nước ta, nông nghiệp vẫn là ngành có khả năng cạnh tranh nhất trên thị trường quốc tế, vì vậy cần đầu tư nhiều hơn để phát triển nông nghiệp, nhất là những sản phẩm nông sản đem lại giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Tuy nhiên, thay vì số lượng, cần tập trung để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Muốn vậy, nhà

nước cần phải trang bị đủ cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống kênh mương, tưới tiêu, hệ thống vận tải nông thôn, điện khí hóa nông thôn. Ngành công nghiệp cần tập trung chế tạo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp như máy móc, thiết bị để tiết kiệm, thay thế lao động nông nghiệp, phân bón, công nghệ sinh học để tăng năng suất lao động, … Tìm kiếm những giống cây trồng mới, phù hợp với thời tiết tại nhiều thời điểm trong năm ở nước ta để tiến hành xen canh, tăng vụ, giảm thất nghiệp nhàn rỗi ở nông nghiệp. Ngành dịch vụ cần hỗ trợ công nghiệp và nông nghiệp như hỗ trợ để người dân tiếp cận vốn dễ dàng, nâng cao tay nghề người lao động…

Tạo ra cơ chế phát triển đồng bộ, tương quan lẫn nhau giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động. Để làm được điều này, chiến

lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải gắn chặt với việc đào tạo kỹ năng

người lao động. Hướng việc đào tạo lao động phù hợp với những mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành đã đề ra. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải diễn ra từ từ, phù hợp với trình độ phát triển lao động để có thể sản xuất ở những ngành có năng suất và giá trị gia tăng lớn nhất, thay vì chỉ thay đổi cơ cấu ngành về mặt hình thức còn thực tế vẫn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên. Đối với các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là các loại tài nguyên không thể phục hổi, tái tạo, cần được khai thác có giới hạn, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, cải thiện mối liên kết xuối của ngành này với các ngành công nghiệp chế biến qua việc tăng các luồng sản phẩm khai khoáng vào các hoạt động chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cần đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, những ngành mang chiến lược dài hạn, thay vì tập trung vào những ngành chỉ đem lại tăng trưởng kinh tế nhất thời. Cho phép các cơ sở giáo dục được tự chủ tài chính, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn nhà nước để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Người lao động phải chủ động, tích cực học hỏi kinh để

nâng cao tay nghề. Với điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ không thể thực hiện dàn trải cho tất cả các ngành mà phải phân chia thành các nhóm ngành để xác định các bước đi thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, các ngành công nghiệp hỗ trợ tạo ra những sản phẩm có nhu cầu lớn cần được tập trung phát triển là: phụ liệu dệt may, giày dép, linh kiện điện tử...

Nâng cao chất lượng ở các ngành dịch vụ truyền thống và phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, công nghệ cao. Bên cạnh đó, những ngành dịch vụ trong lĩnh vực trọng tâm như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông...cần được chú trọng phát triển nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại.

Tạo cơ chế pháp lý thuận lợi để thu hút FDI, đặc biệt là FDI trong nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có việc kiểm định các dự án một cách rõ ràng, tránh

để trở thành bãi rác thải công nghệ hay để các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm.

Bến cạnh đó, cần tiếp tục duy trì nguồn vốn đầu tư (bao gồm cả tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài) và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhằm nâng cao năng suất các hoạt động hiện hữu, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sang các hoạt động có năng suất và giá trị gia tăng cao hơn nữa.Việc đầu tư vào các ngành sản xuất thâm dụng vốn và công nghệ là việc làm cần thiết để giữ vững nhịp tăng năng suất.

Cuối cùng, chúng ta cần có những chính sách phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn lực một cách linh hoạt sang các hoạt động kinh tế có năng suất cao. Sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang

công nghiệp và dịch vụ là một nhân tố quan trọng nhưng cần có định hướng rõ

ràng và có sự đào tạo bài bản để đáp ứng được nhu cầu và trình độ ngày càng cao của kỹ thuật và công nghệ mới.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở việt nam giai đoạn 1990 – 2014 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w