3. Nguyên nhân
3.3. Giai đoạn 1997-hiện nay
Trong đà hội nhập và phát triển như hiện nay, giáo dục Singapore nâng lên một tầm cao mới, tiên tiến và vượt bậc hơn hẳn. Bên cạnh mục tiêu ngày một cải thiện chất lượng giáo dục, Singapore đưa rất nhiều những công cụ khoa học – kĩ thuật vào giảng dạy để đạt hiệu quả tối ưu, cùng với đó là nâng cao vai trò tự học, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh và sinh viên. Bên cạnh đó, chính phú tiếp tục có những chính sách đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của nền kinh tế tri thức hiện nay:
- Đầu tư giảng dạy môn toán và khoa học trong các trường học
Chính phủ Singapore xác định cần chú trọng giáo dục các môn khoa học tự nhiên, toán học trong trường học. Theo một cuộc nghiên cứu tập trung ở lứa tuổi học sinh lớp 4 và lớp 8 tiến hành tại 49 quốc gia năm 2002-2003, Singapore là một quốc gia được xếp hàng đầu trong hai lĩnh vực khoa học và toán, điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo toán và khoa học tại các trường công lập ở đất nước này.
Bộ giáo dục Singapore thu hút rất nhiều nhà khoa học hàng đầu về các lĩnh vực khoa học và kĩ thuật làm giảng viên tại các trường đại học và trả cho họ mức lương cực hấp dẫn cùng điều kiện làm việc tốt. Người Singapore hầu hết đều có kĩ năng nghề nghiệp cao chủ yếu về các ngành công nghệ thông tin, sử dụng máy móc kĩ thuật cao, chế tạo vi điện tử…khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới hết sức nhạy bén vì được đào tạo bài bản tại các trường ĐH kĩ thuật chất lương cao hàng đầu khu vực như: Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Công nghệ Nanyang…
Năm 2009, Quỹ nghiên cứu quốc gia Singapore (NFR) đã trao cho mười nhà khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học nano, năng lượng mặt trời… đến từ các quốc gia Mĩ, Nhật, Trung Quốc… học bổng hỗ trợ nghiên cứu hàng năm trị giá 15 triệu đô. Ngoài học bổng này, các nhà khoa học còn được trả lương tương ứng khi làm việc trong các viện nghiên cứu trong thời gian ở đất nước này.
Tại Singapore, học sinh sau khi hoàn thành chương trình phổ thông trung học không nhất thiết phải vào đại học. Họ hoàn toàn có thể chọn theo học các chương trình kĩ thuật, chương trình nghề để làm mục tiêu định hướng cho mình. Chính phủ cho mở rất nhiều trường kỹ thuật, trường nghề, trường cao đẳng, đại học thực hành với mục đích chú ý đào tạo kỹ năng, kỹ thuật giúp người học trở
thành những lao động kĩ thuật lành nghề trong các ngành sản xuất và những trường đại học nghiên cứu đào tạo họ thành nhà nghiên cứu, giới tri thức. Tất cả điều này đều giúp Singapore có nguồn lao động kỹ thuật dồi dào, chất lượng.
- Chính sách dạy ít, học nhiều
Năm 2005 Bộ giáo dục Singapore đưa ra khẩu hiệu “ Dạy ít hơn, học nhiều hơn”, nhằm tăng cường khả năng tư duy, độc lập trong suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học sinh , sinh viên. Học các kĩ năng sống, hòa nhập với cộng đồng, hòa nhập với thế giới, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng xử lí tình huống. Đây là những kĩ năng cần thiết cho con người trong thời đại ngày nay khi mà thế giới đang ngày càng tiến tới sự hội nhập, hợp tác.
Theo chiến lược này, Giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” trong chương trình học tập để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên định hình một môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ. Với mô hình “Dạy ít, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vì thành tích sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo.
Bộ giáo dục Singapore dành khoảng 40 triệu đô la Singapore để xây dựng vật chất cho trường học nhằm đảm bảo tính chủ động của giáo viên và học sinh. Với hàng loạt các biện pháp, đổi mới toàn diện, triệt để, chính sách này hứa hẹn sẽ không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, lao động được coi là tốt thứ hai trong khu vực ( sau Nhật Bản).
Từ những năm 80, chính phủ Singapore đã có những kế hoạch đưa công nghệ thông tin vào trường học thông qua việc cung cấp máy tính trong quản lý và cho giáo viên sử dụng. Trong những năm 1990, chương tình hỗ trợ máy tính chuyên nghiệp bắt đầu được thực hiện đảm bảo rằng toàn bộ giáo viên có thể thành thạo các kỹ năng tin học cơ bản phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên phải đến năm 1997, khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ là Trương Chí Hiền đưa ra kế hoạch Master Plan 1 (MP1), cung cấp chi tiết việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như một chiến lược trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết để đáp ứng được những thách thức toàn cầu hóa và những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. MP1 được thực hiện với 4 mục tiêu
+ Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với môi trường xung quanh để mở rộng môi trường học tập và sáng tạo. Với công nghệ thông tin, giáo viên vs học sinh có thể truy cập và thu thập được nhiều nguồn tài nguyên giáo dục ngoài nhà trường đồng thời cộng tác giáo dục trong nước cũng như nước ngoài.
+ Khuyến khích tư duy sáng tạo, học tập suốt đời và trách nhiệm xã hội . Sinh viên, thông qua việc sử dụng thích hợp công nghệ thông tin cho việc học tập có thể phát triển khả năng tư duy, phân tích và làm việc nhóm. + Tạo ra những đổi mới trong giáo dục trong quá trình áp dụng thử nghiệm + Đẩy mạnh công tác quản lý hành chính trong hệ thống giáo dục. Cho
phép giao tiếp nhiều hơn và hiệu quả hơn trong trường học, cung cấp một cổng thông tin duy nhất cho tất cả dữ liệu giáo viên, học sinh và nguồn lực để quản lý, lập kế hoạch và ra quyết định.
Sau khi áp dụng thực hiện MP1, Singapore đã thu được nhiều thành tựu đáng kể:
+ Tất cả các trường được cung cấp cùng với cơ sở hạ tầng vật lý và công nghệ thông tin cần thiết cho giảng dạy dựa trên áp dụng công nghệ thông tin vào học tập trong mỗi trường và truy cập vào mạng nội bộ của Bộ Giáo dục và Internet. Trường Tiểu học có học sinh : máy tính với tỷ lệ 6,6: 1, trong khi các trường trung học là 5: 1.
+ Giáo viên đã có được năng lực cơ bản trong việc tích hợp công nghệ thông tin vào các chương trình giảng dạy. Quan trọng hơn, giáo viên đã được chấp nhận Công nghệ thông tin như một công cụ sư phạm trong lớp học.
+ Xuất sắc trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc học trong một số giáo viên và trường học, cung cấp các mô hình và phương hướng đổi mới hơn nữa trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
Trong tháng 7 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tharman Shanmugaratnam đưa kế hoạc MP2 vào thực hiện dựa trên những thành tựu mà MP1 đạt được và phát triển lên một bậc mới để mang lại phổ biến và hiệu quả hơn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trên các lĩnh vực chính
+ Sự liên kết chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá + Cung cấp cơ sở hạ tầng thông tin
+ Sẵn có các nguồn CNTT
+ Liên tục phát triển chuyên nghiệp hơn
+ Nghiên cứu và phát triển về việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên + Xây dựng năng lực học tập và khả năng tích hợp CNTT
Việc thực hiện MP2 hiện nay tập trung vào việc thay đổi thực hành sư phạm củagiáo viên để khai thác công nghệ thông tin một cách đầy đủ hơn.
Thông qua chính sách áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục, nền giáo dục Singapore đã có một bước chuyển mình ngoạn mục, thay đổi vị trí lên trở thành một nền giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới, luôn luôn tiếp thu và đưa vào
sử dụng những công nghệ hàng đầu tiên tiến nhất nhằm đem lại những tiện ích trong việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, sinh viên và quản lý của các cấp chính quyền.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, con người châu Á nói chung và Singapore nói riêng chịu khó, chăm chỉ, ham học hỏi. Đặc biệt, người dân Singapore rất cầu tiến trong học tập cũng như làm việc. Nhờ chính sách giáo dục đúng đắn, con người Singapore mới toàn diện, có nhân cách, biết giữ gìn các giá trị đạo đức chân chính, sống khoan dung và có lòng tự hào về dân tộc. Ngoài ra, việc sử dụng tiếng Anh là chủ yếu giúp cho Singapore nhanh chóng tiếp cận dễ dàng với nguồn tri thức mới nhất trên toàn thế giới. Tính đa dạng trong văn hóa, tôn giáo cho phép Singapore làm quen và dễ dàng chắt lọc được những tinh hoa của dân tộc, nền văn hóa khác để dựng xây đất nước mình. Chính phủ cũng chọn được đội ngũ những con người tài năng để phục vụ cho bộ máy nhà nước.Có thể nói yếu tố con người là yếu tố ảnh hưởng mật thiết đến sự thành công cuả các chính sách giáo dục của đất nước này, đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia có nền giáo dục tân tiến nhất thế giới và là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác học tập.