Thủ tục thông quan, thủ tục quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại là những lĩnh vực mà ngành hải quan nhận được nhiều đánh giá nhất của doanh nghiệp.
a. Từ thủ tục và hồ sơ
Trong khâu chuẩn bị hồ sơ và khai báo của thủ tục thông quan, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp là việc các quy định hay thay đổi. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn này là tương đối cao (51%). Tiếp đến, 20% doanh nghiệp cho biết phải in, nộp giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, 17% cho rằng các cơ quan hải quan phối hợp chưa
còn lại mà doanh nghiệp gặp phải là phải nộp giấy tờ ngoài quy định (13%) và không công khai quy trình (12%), theo báo cáo của VCCI về mức độ hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.
Tình trạng mạng hải quan lỗi, nghẽn mạng, hệ thống phần mềm hải quan trục trặc, nhất là tình trạng lỗi khi cập nhật phiên bản mới, chậm hướng dẫn cách thức xử lý cho doanh nghiệp vẫn xảy ra. Vẫn còn tình trạng một số chi cục hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải in hồ sơ (tờ khai và invoice), scan hồ sơ có chữ ký đóng dấu... Những yêu cầu này khiến quá trình thông quan bị chậm trễ, gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
h. Đến xác định trị giá hải quan
Các doanh nghiệp nêu những khó khăn cụ thể đối với việc thực hiện thủ tục kiểm tra, xác định mã số HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa do Tổ chức Hải quan Thế giới phát hành - Harmonized Commodity Description and Coding System) và kiểm tra, xác định trị giá hải quan.
Khá nhiều doanh nghiệp phản ánh về việc mã số HS nhiều khi không chi tiết theo như sản phẩm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên việc áp mã HS gặp khó khăn. Việc xác định mã HS chưa nhất quán trong cơ quan hải quan.
Ví dụ có doanh nghiệp cho biết ngay tại một chi cục, cùng một mặt hàng, nhưng 2 cán bộ tiếp nhận khác nhau, thì hướng dẫn áp mức thuế suất khác nhau. Có mặt hàng doanh nghiệp áp mã theo hướng dẫn của cơ quan hải quan khi làm thủ tục thông quan (đối với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ) nhưng sau đó lại bị bác bỏ bởi các cán bộ hải quan thuộc chi cục hải quan kiểm soát sau thông quan. Điều này khiến các doanh nghiệp đối mặt rủi ro bị phạt hành chính dù họ đã áp mã theo hướng dẫn của cán bộ hải quan trong thủ tục thông quan.
Một số doanh nghiệp phản ánh về tình trạng kết quả phân tích phân loại rất chậm chạp khi thông báo tới doanh nghiệp. Thời gian giám định hàng để xác định mã số HS mất khoảng từ 1 - 6 tháng, doanh nghiệp phải mất thời gian chờ đợi, cá biệt có trường hợp cho biết sau 2 năm vẫn chưa nhận được kết quả.
Hiện đã có quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan định danh 300 hành vi được gọi trong ngành là các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, làm cơ sở cho việc phòng chống các hành vi này.
Việc xác định trị giá hải quan hiện cũng chưa thuận lợi với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho biết cơ quan hải quan thường yêu cầu doanh nghiệp giải trình giá khi có giá tốt so với các công ty khác cùng nhập khẩu và cơ quan hải quan luôn áp giá cao hơn, dù doanh nghiệp có đủ bằng chứng chứng minh tính chính xác của việc khai báo.
Có doanh nghiệp phản ánh, một số lần bên nhà cung cấp có giảm giá sản phẩm nhập, nhưng cán bộ hải quan không chấp nhận việc giảm giá này, và yêu cầu giá phải giống như những lần nhập hàng trước.
Và chi phí ngoài
Có thể nói, đây là vấn đề nhạy cảm nhất của ngành hải quan và cũng là nội dung mà giới doanh nghiệp xuất nhập khẩu đề cập đến nhiều nhất. Không thể phủ nhận, ngành hải quan trong suốt những năm qua không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ để nhằm ngăn chặn tối đa sự nhũng nhiễu, tha hóa của cán bộ. Tuy nhiên, chi phí ngoài vẫn tồn tại, đôi khi như là sự đương nhiên chấp nhận của doanh nghiệp, ít ra là để mua được sự an lòng.
i. Một số vướng mắc khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới
Việc thực hiện Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK theo Quyết định 1966/2015/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan (quy trình mới), với nhiều điểm thay đổi so với các quy trình cũ đã phát sinh vướng mắc ở Hải quan địa phương.
Cục Hải quan Hà Nội đang đề nghị Tổng cục Hải quan có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để tạo điều kiện cho DN và công chức Hải quan khi thực hiện một số quy định trong quy trình mới. Theo Khoản 3 Điều 6 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK, hàng thuộc đối tượng kiểm tra, nhưng hệ thống không cảnh báo, cơ quan Hải quan thực hiện chuyển quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông
cần bổ sung tiêu chí quản lý, không cần chuyển sau thông quan. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đề nghị có hướng dẫn đối với trường hợp quy trình không có quy định chuyển luồng từ luồng Đỏ sang luồng Vàng đối với trường hợp tạm nhập hội chợ triển lãm, sau khi hội chợ kết thúc DN đã cho tặng…
Trong quá trình thu nộp thuế vào NSNN có trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng chưa phối hợp thu, trên Hệ thống kế toán tập trung chưa có thông tin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan, tuy nhiên người khai xuất trình giấy nộp tiền có xác nhận của ngân hàng chuyển tiền và văn bản cam kết không hủy ngang Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Cục Hải quan Hà Nội đề nghị cho phép thông quan nếu DN mở nhiều tờ khai tại cùng thời điểm, Chi cục Hải quan cho phép DN xuất trình 1 bản chung thay vì mỗi tờ khai 1 bản.
Liên quan đến Quy trình quản lý đối với hàng hóa gia công, sản xuất XK, doanh nghiệp chế xuất, quy trình mới quy định Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên liệu, vật tư và nộp báo cáo quyết toán định kỳ. Tuy nhiên, việc quy định “Định kỳ phải báo cáo” là chưa rõ ràng theo từng tháng hay quý, vì vậy Tổng cục Hải quan cần có quy định thời gian nhất định để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Về quy định thu thập thông tin tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất XK, DN chế xuất, mặc dù nguồn thông tin để thu thập, phân tích và đánh giá từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan, nhưng không phải tất cả các công chức Hải quan được phân công thực hiện đều được phân quyền sử dụng hết các hệ thống. Nếu chỉ có một công chức Hải quan được phân quyền sẽ khó thực hiện do phải theo dõi rất nhiều DN XNK loại hình gia công, nhập SXXK.
Trong Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, việc khai báo vận chuyển độc lập theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và trong Quyết định 1966/2015/QĐ-TCHQ là cụ thể. Tuy nhiên đối với các DN vận chuyển hàng đường sắt và đường hàng không về kho hàng không kéo dài chưa thực hiện được. Do các DN vận chuyển đường sắt và đường hàng không từ trước đến nay chưa phải thực hiện khai báo, thậm chí các DN đường sắt, cụ thể là Trưởng ga Ga liên vận quốc tế hoặc Trưởng tàu đường sắt liên vận quốc tế còn chưa có account và user để thực hiện. Do vậy
Tổng cục Hải quan cần có hướng dẫn đối với các cơ quan chủ quản của những DN này. Trong giai đoạn đầu thực hiện quy trình nếu các DN chưa đáp ứng được khai báo, Cục Hải quan đề nghị Tổng cục quy định cho phép DN và các đơn vị Hải quan sử dụng mẫu biên bản bàn giao để thực hiện giám sát hàng hóa để thực hiện.
Bên cạnh đó, với mục tiêu tăng cường tính tuân thủ của DN, Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Quyết định số 1966/2015/QĐ-TCHQ quy định, DN khai báo bổ sung theo yêu cầu của cơ quan Hải quan khi phát hiện các yêu tố ảnh hưởng đến căn cứ tính thuế và xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Như vậy, các trường hợp khai báo bổ sung quá 60 ngày thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK, một số trường hợp xác định giá tính thuế được phép kéo dài thời gian hơn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng. Ví dụ như trường hợp giảm giá, trường hợp chưa có giá chính thức. Cục Hải quan Hà Nội đang để nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu, đưa trường hợp khai báo bổ sung quá 60 ngày thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN (Hoàng Ánh Tuyết -
1611110632)