Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ hải quan phân tích điều khoản giải phóng và thông quan hàng hóa trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 3: Giải pháp đối với Việt Nam về thực thi TFA 3.1 Giải pháp chung

3.2.2Nội dung giải pháp

3.2.2.1 Tổng quan

Lý do xuất phát khi mỗi quốc gia lại luôn phải kiểm soát hàng hóa qua biên giới bằng các loại thủ tục hải quan và yêu cầu các khoản bảo lãnh hay thuế phí. Việc mỗi lần quá cảnh đều phải một lần áp dụng các thủ tục này gây sự gia tăng chi phí và gây chậm trễ cho việc vận tải. Công ước vận tải đường bộ quốc tế TIR được tạo ra để nhằm tạo điều kiện cho việc dễ dàng di chuyển của hàng hóa thương mại quốc tế theo con dấu hải quan mà vẫn đảm bảo được các quy định kiểm tra và bảo đảm của hải quan.

Thật vậy, về tổng quát thì công ước TIR đã giúp tạo ra một khuôn khổ mới cho quá trình di chuyển hàng hóa. Ví dụ như một quá trình vận tải cơ bản trong TIR nơi duy nhất đến một nơi bốc dỡ liên quan đến ba quốc gia (quốc gia khởi hành, quốc gia quá cảnh, quốc gia điểm đến). Đầu tiên, một người vận chuyển yêu cầu phát hành một TIR Carnet bởi một văn phòng của hệ thống sau đó trình bày đến hải quan tại quốc gia khởi hành cùng với hàng hóa trong xe tải hoặc container. Để bắt đầu chuyến vận tải, hải quan tại đây sẽ kiểm tra tính hợp lệ của TIR Carnet, kiểm soát hàng hóa và đóng dấu vào các chứng từ được sử dụng cho cả ở nước quá cảnh và điểm đến. Hành trình vận tải tiếp theo đến các khu vực hải quan của nước quá cảnh và nước điểm đến. Tại khu vực này, hải quan sẽ kiểm tra các con dấu và thực hiện các thủ tục hành chính để giải phóng hàng hóa. Cuối quá trình, người vận chuyển phải đến lại văn phòng của hệ thống để cập nhật và lưu trữ thông tin. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề thanh toán thì hệ thống có bao gồm một chuỗi bảo lãnh quốc tế chung để thực hiện các nguy cơ về thanh toán các loại thuế phí

3.2.2.2 Ưu điểm

Thứ nhất, giải pháp đã tạo thuận lợi cho Hải quan. Cụ thể là giảm thiểu đáng kể các thủ tục hải quan thông thường đặc biệt khi các cơ quan hải quan ở nước thứ hai hay ba đều có thể coi việc kiểm tra đã thực hiện ở nước khởi hành mà không cần kiểm tra bổ sung. Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ các cơ quan hải quan hoàn toàn kiểm tra bất cứ lúc nào theo dấu hải quan hay làm gián đoạn quá trình vận chuyển để thực hiện biện pháp cần thiết. Nhìn chung sẽ làm tinh giảm hệ thống và dành nguồn lực có hạn cho các công tác đánh giá rủi ro hay thu thập thông tin. Ngoài ra, việc sử dụng một tài liệu bao phủ duy nhất cho cả quá trình TIR Carnet giúp giảm nguy cơ sai phạm trong trình bày thông tin cho hải quan.

Thứ hai, đó là một lợi thế cho ngành vận tải khi sự giảm thiểu đáng kể các rào cản truyền thống là cơ sở để giảm thời gian của quá trình vận chuyển và giảm chi phí đi theo. Từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

3.2.2.3 Hạn chế

Mặc dù đang được áp dụng một cách rộng rãi trong hệ thống thương mại toàn cầu nhưng đi kèm với những lợi ích to lớn là những khuyết điểm. Từ những khuyết điểm đó hình thành những hạn chế cho giải pháp này khi thực hiện tại Việt Nam.

Đầu tiên, sự thay đổi liên tục trong cơ sở chính sách của Việt Nam cũng như các quốc gia sẽ gây áp lực thay đổi cho một hệ thống với các trụ cột cơ bản và có nhiều bên liên quan. Từ đó sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn lợi ích và sự chậm trễ đáp ứng nhu cầu cho các bên của hệ thống.

Thứ hai, việc áp dụng một hệ thống mới đòi hỏi theo đó cũng là việc bỏ ra một lượng lớn về thời gian và tiền bạc cho việc đầu tư, đào tạo và phát triển. Mặc dù luôn có sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng để Việt Nam có thể tham gia và đổi mới thì vẫn phải có một kế hoạch và quá trình mang tính dài hạn

Cuối cùng, tuy công ước đã mở rộng sự đa dạng về phương thức vận tải nhưng một yêu cầu bắt buộc là sự tồn tại của một phần của vận tải đường bộ trong cả quá trình. Thực tế, trong những quốc gia có đường biên giới trên bộ với Việt Nam thì chỉ mới có Trung Quốc là tham gia vào công ước. Hay với cách nhìn xa hơn thì khu vực ASEAN hầu như chưa tham gia vào công ước TIR. Vì vậy làm giảm đi phần nào lợi ích tiềm năng cho Việt Nam khi thực hiện việc tham gia vào công ước.

KẾT LUẬN

Tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang giúp các quốc gia tăng trưởng và phát triển do mở rộng được thị trường, thu hút thêm nguồn vốn và công nghệ mới đồng thời hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng được mở rộng. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các đối tác thương mại của Việt Nam ngày càng có sự tăng trưởng vượt bậc là nhờ sự đóng góp không hề nhỏ thông qua việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo thuận lợi thương mại đặc biệt là sau khi Hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại (TFA) chính thức có hiệu lực. Với nội dung bao trùm các vấn đề về hải quan, Hiệp định TFA đã tạo ra một động lực mới thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên WTO.

Thông qua việc tìm hiểu các điều luật của hiệp định, có thể thấy rằng đối với Việt Nam, những nội dung trong TFA hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hơn thế nữa, TFA còn đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, kèm theo các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ TFA, bởi hiện tại thủ tục hải quan đang là một trong những vấn đề gây nhiều cản trở nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, tham gia TFA cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc vừa đảm bảo thực hiện cam kết tạo thuận lợi hóa thương mại, vừa phải đảm bảo kiểm soát hoạt động xuất - nhập khẩu chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây tổn thất đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Do đó, để việc thực thi TFA thật sự đem lại hiệu quả, Nhà nước cần có chức năng sửa đổi các quy trình, quy định pháp luật trong nước cho phù hợp với TFA. Còn doanh nghiệp có nhiệm vụ cùng với Nhà nước rà soát và khuyến nghị sửa đổi các quy định đó phù hợp với các quyền và lợi ích của mình. Với sự phối hợp chặt chẽ như vậy, TFA sẽ là một sức ép, một cú huých thực sự cho việc cải cách thủ tục hải quan triệt để của Việt Nam, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các lợi ích từ thương mại quốc tế, đặc biệt từ các cam kết mở cửa thương mại tự do sắp tới.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ hải quan phân tích điều khoản giải phóng và thông quan hàng hóa trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại (Trang 40 - 44)