- Căn cứ Phụ lục II SÁU QUI TẮC TỔNG QUÁT Giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống
PHẦN 5: XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ CHO HÀNG HÓA
5.1. Phương pháp tính trị giá hải quan
Căn cứ Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Thông tư số 39/2015/TT-BTC về Quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan.
Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm: a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự; d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán; e) Phương pháp suy luận.
Trong nghiên cứu này, trị giá hải quan là giá thực tế mà người mua (Công ty TNHH LEONG HUP FEEDMILL Việt Nam) phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên - tức là cảng đích ghi trên vận đơn - cảng Cát Lai, thành phố Hồ Chí Minh.
=> Áp dụng phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa trong giao dịch bán hàng để XK đến nước NK, do người NK (người mua) trả trực tiếp hay gián tiếp cho người XK hoặc trả cho người khác vì quyền lợi của người bán, sau khi đã cộng thêm hay trừ đi một số khoản tương ứng tùy theo quy định của luật pháp các nước.
5.2. Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
Lô hàng nhập khẩu bột đậu tương thỏa mãn đủ 4 điều kiện quy định tại khoản 3 điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đó là:
• Người nhập khẩu (người mua) là công ty TNHH LEONG HUP FEEDMILL Việt Nam không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu. • Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu (không cần mua thêm hàng hóa khác, không phụ thuộc vào giá của người khác,..) • Sau khi bán lại hàng, người mua không phải thanh toán bất kể tiền lãi nào cho người bán.
• Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
Xét thấy, mặc dù hai công ty TNHH LEONG HUP FEEDMILL Việt Nam và BEAMING AGROTRADE là 2 công ty có mối quan hệ đặc biệt (bởi công ty Leong Hup Feedmill Việt Nam là công tу thành viên của tập đoàn Emivest Berhad, với 100% vốn đầu tư của Malaysia) nhưng việc định giá của từng sản phẩm là rõ ràng, minh bạch nên được áp dụng phương pháp này là hợp lý.
5.3. Xác định trị giá tính thuế
Một số thông tin để tính trị giá nhập khẩu: - Tỷ giá tính thuế USD/VND: 22.695 VNĐ
Chú thích: Mã phân loại khai trị giá: “6”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
Căn cứ khoản 2 điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, ta có các thông tin để tính trị giá tính thuế hàng nhập khẩu như sau:
Tổng trị giá hóa đơn:
Hóa đơn là giá CIF: CIF = 41568,66 USD
Vì trong giá CIF đã bao gồm chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
Khoản điều chỉnh cộng: Không có khoản điều chỉnh cộng nào như được liệt kê như tại khoản 2 điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC.
Khoản điều chỉnh trừ: Không có khoản điều chỉnh trừ nào như được liệt kê như tại khoản 2 điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC.
Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại: Người mua và người bán thanh toán với nhau trực tiếp và không phải đặt cọc hay ứng trước khoản nào nên không có khoản tiền này. So với thời điểm khai tờ khai hải quan, tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố vào thời điểm gần nhất là 22 675 VND.
41.568,66 x 22.675 = 942.569.365,5 VNĐ
Kết quả tính được khớp với tờ khai hải quan. 5.4. Thuế phải nộp